(khoahoc.tv) - Cả hai đảo Reunion và Mauritius đều là điểm du lịch nổi tiếng. Mới đây các nhà khoa học còn phát hiện ra các đảo này đang “che dấu” một lục địa cực nhỏ, lục địa này hiện nay đã được phát hiện.
Mảnh vỡ lục địa được biết đến với cái tên Mauritia đã tách ra khoảng 60 triệu năm trước trong khi Madagascar và Ấn Độ trôi dạt về hai phía, và đã bị nhấn chìm dưới khối dung nham khổng lồ.
Những lục địa nhỏ như vậy nằm trong các đại dương có vẻ xảy ra phổ biến hơn so với suy nghĩ trước đây, một nghiên cứu được trình bày trong số mới nhất của tạp chí Nature Geoscience cho hay.
Sự vỡ ra của các lục địa thường liên quan tới các chùm mantle: Những bong bóng khổng lồ của đá nham thạch tăng từ mantle sâu và làm mềm các mảng kiến tạo từ phía dưới, cho đến khi các mảng kiến tạo này vỡ ra tại các điểm nóng. Đây là cách mà Đông Gondwana đã bị phân tách khoảng 170 triệu năm trước. Lúc đầu, một phần bị tách ra, sau đó tiếp tục bị tách nhỏ hơn thành Madagascar, Ấn Độ, Australia và Nam Cực, sau đó trôi dạt tới vị trí của chúng hiện tại.
Các chùm mantle hiện đang nằm dưới các đảo Marion và Reunion xuất hiện dóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của Ấn Độ Dương.
Nếu vùng vỡ nằm ở rìa của một khối lục địa (trong trường hợp của Madagascar/Ấn Độ), các mạnh vỡ của mảng lục địa này có thể tách ra. Seychelles là một ví dụ nổi tiếng của một mảnh lục địa.
Một nhóm các nhà địa học từ Na Uy, Nam Phi, Anh và Đức đã công bố một nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu về cát dung nham lấy từ bãi biển Mauritius. Các hạt cát này có chứa khoáng chất ziricon bán quý có niên địa khoảng giữa 660 và 1970 triệu năm tuổi, điều này được giải thích bởi thực tế zircon được mang đến bởi dung nham khi nó phun trào từ dưới lớp lục địa của thời kỳ này.
Phương pháp định ngày này được bổ sung thêm bằng các tính toán lại của các kiến tạo mảng, giúp giải thích chính xác làm thế nào và tại đâu các mảnh vỡ dừng lại trong Ấn Độ Dương.
Tiến sĩ Bernhard Steinberger của Trung tâm GFZ Nghiên cứu Đức, Khoa học địa chất và Tiến sĩ Pavel Doubrovine của Trường Đại học Oslo tính toán dấu vết điểm nóng: "Một mặt, nó cho thấy vị trí của các mảng liên quan đến hai điểm nóng ở thời điểm đứt gãy, các điểm này hướng tới mối quan hệ nhân quả”. Ông Steinberger cho biết.
Mặt khác, chúng ta có thể thấy rằng các mảnh vỡ lục địa tiếp tục trôi dạt gần như chính xác thông qua chùm Reunion, điều này giải thích cách mà chúng đã được bao phủ bởi đá núi lửa. Vì vậy, những gì trước đây chỉ được cho là các dấu vết của các điểm nóng Reunion, những mảnh vỡ lục địa mà trước đây không được công nhận vì chúng đã được bao phủ bởi đá núi lửa của chùm Reunion. Do đó, thực tế là có nhiều châu lục nhỏ trong đại dương hơn so với suy nghĩ trước đây.