Vào tháng 5/2012, một chiếc sừng hóa thạch thuộc về loài khủng long 3 sừng Triceratops đã được phát hiện ở hạt Dawson, Montana, nước Mỹ. Đáng chú ý, sau khi phân tích độ tuổi carbon bên trong chiếc sừng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mẫu vật hóa thạch này có niên đại cách đây gần 34 nghìn năm.
Bằng chứng này đã thách thức quan điểm cho rằng tất cả khủng long đều đã tuyệt chủng cách đây khoảng 65 triệu năm. 34 nghìn năm trước cũng chính là thời điểm mà loài người đã xuất hiện và tập hợp thành những bộ lạc văn minh trên khắp thế giới. Phát hiện lần này đã đặt ra nhiều nghi vấn: Phải chăng con người đã từng chạm trán, thậm chí sinh sống với nhiều loài bò sát khổng lồ?
Cho tới gần đây, công nghệ xác định niên đại hóa thạch bằng Carbon-14 đã được áp dụng rộng rãi trong ngành khảo cổ. Tuy vậy, các nhà khảo cổ thế hệ cũ chưa bao giờ nghĩ tới việc sử dụng công nghệ Carbon-14 để kiểm tra lại niên đại cho các mẩu xương hóa thạch khủng long được tìm thấy trước đây.
Nguyên nhân chính xuất phát từ suy nghĩ hiển nhiên rằng khủng long đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước, trong khi công nghệ Carbon-14 chỉ cho ra kết quả tin cậy đối với những hóa thạch có niên đại cách đây 55 nghìn năm.
Lần này, các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học dị thường, với những chứng cứ mới đã tuyên bố: "Bằng việc phân tích cẩn thận và áp dụng các công nghệ mới với những chứng cứ hóa thạch giá trị, chúng tôi tin rằng khủng long vẫn còn những cá thể tồn tại sau thảm họa cách đây 65 triệu năm. Chúng thậm chí còn có khả năng duy trì nòi giống cho tới tận thời điểm cách đây 23 nghìn năm."
Chiếc sừng niên đại 34 nghìn năm của loài Triceratops được tìm thấy tại Montana.
Triceratops, một trong những loài khủng long "nổi tiếng" nhất, là một chi của nhánh Ceratopsid ăn cỏ, xuất hiện lần đầu trong giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng. Chúng được cho đã tuyệt chủng trong sự kiện thảm họa Creta diễn ra ở thời điểm 66 triệu năm trước.
Trường hợp chiếc sừng Triceratops tại Montana không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều thử nghiệm Carbon-14 đã dần được áp dụng kiểm tra trên các hóa thạch khủng long khác. Điều đáng ngạc nhiên, rất nhiều trong số chúng đều cho ra kết quả niên đại hàng ngàn năm thay vì hàng triệu năm như đã tưởng. Sau khi phân loại, các hóa thạch thường cho ra kết quả niên đại trong khoảng thời điểm kéo dài từ 23 nghìn năm cho tới 39 nghìn năm trước.
Hình 3D của loài khủng long 3 sừng Triceraptops được các nhà khoa học phục dựng lại.
Quan điểm khủng long tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm được khai sinh bởi các nhà cổ sinh vật học và địa chất học. Những nhà khoa học này đều rất tin tưởng vào luận điểm của mình, nhưng họ cũng chưa thể lí giải được một số chi tiết kỳ lạ được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật cổ đại.
Cách đây 6000 năm, người Ấn Độ cho xây dựng ngôi đền Vittala với rất nhiều hình điêu khắc mô tả các hình thù sự sống trên đá. Đáng chú ý, du khách tới đây có thể phát hiện ra 2 sinh vật mang hình dạng rất giống khủng long.
Trong khi sinh vật trông giống khủng long Brontosaurus còn đang gây tranh cãi về ngoại hình giống lạc đà nhưng hình ảnh còn lại rõ ràng mang đặc điểm của loài khủng long lưng kiếm Stegosaurus. Đây đều là 2 loài bò sát lớn từng sinh sống trong kỷ Phấn Trắng.
2 sinh vật được tìm thấy tại đền thờ cổ Ấn Độ Vittala. Sinh vật bên trái giống như một con khủng long thuộc nhánh Brontosaurus, trong khi sinh vật bên phải giống y hệt khủng long lưng kiếm Stegosaurus.
Ở thời điểm tương tự, bức tranh tường bằng đá Tapestry tại nhà thờ de Blois đã mô tả hình ảnh 2 mẹ con một loài sinh vật lạ lùng mang hình dáng y hệt khủng long mỏ vịt thuộc loài Spinorhinus.
Phong phú nhất phải kể tới kho tàng tượng điêu khắc của tộc người cổ đại Acambaro. Trong số các bức tượng cổ điêu khắc xuất hiện không ít hình thù về các loại khủng long, thậm chí có cả hình mô tả các chiến binh đang cưỡi khủng long, hay đang chơi đùa với các chú khủng long con.
Lâu hơn nữa, bản thân loài Triceraptors cũng xuất hiện khá nhiều trong các hình vẽ trên hang đá rải rác ở cả 4 Châu lục: Á, Âu, Phi, Mỹ.
Những mô tả về các sinh vật có ngoại hình khá giống khủng long của các nền văn hóa cổ đại.
Những hình ảnh về khủng long trong văn hóa nghệ thuật cổ đại xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, mang độ miêu tả chính xác trùng khớp với kết quả tái dựng hình ảnh khủng long nhờ công nghệ hiện đại ngày nay.
Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng, con người cổ đại không đủ kiến thức và công nghệ để có thể hiểu và lắp ghép các mẩu xương hóa thạch khủng long thành những bộ hài cốt hoàn chỉnh. Do đó, người cổ đại khó có thể hình dung ra hình dáng chi tiết của khủng long, trừ khi họ đã thực sự tận mắt nhìn thấy chúng.
Theo những hình ảnh cổ, có khoảng gần 10 loại khủng long vẫn còn tồn tại cho tới thời đại con người. Rất nhiều trong số chúng có khả năng đã được biến tấu thành các sinh vật huyền bí khác nhau trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết thế giới.