Quan sát trực tiếp vụ nổ sao mới cực sáng

  •  
  • 811

Nhóm các nhà khoa học Anh và Mỹ lần đầu tiên đã quan sát trực tiếp một vụ nổ sao mới cực sáng (supernova), xảy ra ở chòm sao Belier thuộc dải ngân hà cách chúng ta khoảng 440 triệu năm ánh sáng.

Vụ nổ siêu tân tinh trong dải Ngân hà được nhìn từ kính viễn vọng Hubble ngày 29/8/2006
Vụ nổ siêu tân tinh trong dải Ngân hà được nhìn từ kính viễn vọng Hubble ngày 3/2/2006 (Ảnh: NASA)
Supernova là một vụ nổ phát sáng cực mạnh kết thúc sự tồn tại của một số ngôi sao. Đây là hiện tượng cực hiếm - chỉ có bốn vụ nổ trong một thiên niên kỷ qua ở dải ngân hà của chúng ta, và chỉ được phát hiện sau đó qua việc xác định vị trí của một tiếng nổ khác lạ.

Theo sự kiện đăng trên tạp chí Nature (Anh) ngày 31-8, các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một bức xạ gamma bất thường kéo dài gần 40 phút, trong khi thời gian diễn ra một hiện tượng như vậy thường chỉ diễn ra trong 1/1.000 đến 1/10 giây. Vụ nổ sao mới cực sáng này xảy ra hôm 18-2-2006.

Giai đoạn bức xạ dài đến mức vệ tinh SWIFT của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) có thời gian điều chỉnh được mọi ống kính hướng tới hiện tượng và các nhà thiên văn học ở Trái đất cũng có thể quan sát vụ nổ bằng các kính viễn vọng.

Ông Paul O'Brien, giáo sư Đại học Leicester (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, bức xạ gamma này là hiện tượng lạ nhất được vệ tinh Swift ghi lại… Vụ nổ đã làm phát ra một đám bọt khí trải rộng và có nhiệt độ không thể tưởng tượng nổi: 2 triệu độ C”.

Một vụ nổ Supernova do Hubble chụp.
Một vụ nổ Supernova (Ảnh: wallnco.free.fr)

Theo giáo sư Andrew Levan, thuộc Đại học tổng hợp Hertfordshire (Anh), những kết quả quan sát sẽ cho phép nghiên cứu “sự phát triển của một supernova ngay từ khi bắt đầu” và biết được “các vật chất bắn ra trong vụ nổ sẽ thay đổi như thế nào trong những ngày sau đó”.

Theo các nhà thiên văn học, vụ nổ sao mới cực sáng này là của một khối sao lớn gấp 20 lần Mặt trời.

Theo Le Monde, Nhân dân
  • 811