Xin giới thiệu quy trình sản xuất hoa phăng đã được các nhà khoa học ở Viện Di truyền nông nghiệp nghiên cứu và ứng dụng.
Thời vụ trồng: Tại các vùng Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa có thể trồng quanh năm. Còn tại vùng Đông Bắc bộ nên trồng vào vụ đông (tháng 9) và đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 12).
Làm đất: Cần cày bừa kỹ trước khi trồng, chú ý vệ sinh đất cẩn thận bằng cách bón vôi cho đất (20-25kg/sào), rắc đều trên mặt ruộng. Ngoài ra cũng có thể dùng CuCl2 phun nồng độ 0,2-0,3%. Sau đó tiến hành lên luống, đánh rạch. Mặt luống rộng 0,9-1m, rãnh rộng 0,45m. Khoảng cách giữa các hàng 15-20cm, cây cách cây 10-15cm, mật độ trồng: 8.000-9.000 mầm/sào. Cuối cùng san bằng mặt luống và đập đất mặt nhỏ.
Phân bón (dùng cho 1 sào): 400kg phân chuồng hoai mục, 25-30kg đạm, 20kg lân, 10kg kali cùng các loại phân vi lượng khác có chứa Cu, Co, Mg, Mn... Lưu ý, không dùng phân chuồng tươi để bón vì sẽ tạo ra mầm bệnh cho hoa, sinh nấm thối rễ. Bón lót toàn bộ phân chuồng, 3/4 phân lân, bón thúc 1/4 lượng lân còn lại, tiếp đó bón thúc đợt 1: 3kg đạm + 1kg kali (hoà vào nước để tưới). Bón thúc đợt
(Ảnh: Wiktionary) |
Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: Không để cây bị khô hạn, cứ 3-5 ngày tưới nước 1 lần. Sau trồng 7-10 ngày cây bắt đầu bén rễ thì tưới nước bằng phân pha loãng, kết hợp làm cỏ, phá váng. Sau 30-40 ngày, bắt đầu tỉa chồi nách của hoa (lưu lại ở thân chính 2-3 mầm), vặt bỏ toàn bộ cành nhánh trên thân và gốc, tiếp tục vun xới cho cây, làm giàn, giữ cho cây kín gió. Hoa Phăng thường gặp phải các bệnh thối xám, héo vàng, đốm nâu, héo vi khuẩn... do đó cần theo dõi và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Thu hoạch: Tiến hành cắt hoa khi đã có 1-2 cánh hoa hé nở, khi cắt hoa cần để lại gốc 2-3 lá để nuôi cây, cắt xong bó lại từng bó, bọc bên ngoài bằng giấy báo, để trong bóng tối và khuất gió, sau đó cho 1/3 gốc vào bể nước để giữ hoa được tươi.