Radon: Mối nguy hiểm vô hình

  •  
  • 780

Bài viết đăng trên Tạp chí Hoạt động Khoa học (Bộ Khoa học-Công nghệ) số ra Tháng 6/2006 nói rõ và khá đầy đủ tác hại của phóng xạ trong không khí, chủ yếu là tia Alpha do đồng vị phóng xạ Radon-222 gây ra.

Từ lâu, giới khoa học đã cảnh báo nguy cơ ung thư phổi trong đời sống cộng đồng, trong các khu hầm mỏ, trong nhà ở và đặc biệt trong phòng ngủ, phòng làm việc, đặc biệt là trong vật liệu xây dựng

Radon trong không khí

Radon phát ra tia phóng xạ
Radon phát ra tia phóng xạ (Ảnh: VNN)
Radon là một đồng vị phóng xạ thuộc các chuỗi phóng xạ tự nhiên. Radon-222 củachuỗi uranium-238, radon-220 của chuỗi thorium-232 và radon-119 của chuỗi uranium-235, thường được biết là các radon và thoron tương ứng. Radon và thoron là các khí trơ, chúng không tham gia bất kỳ hợp chất hoá học nào.

So với thoron-220 và radon-119, độ nguy hiểm phóng xạ của khí radon-222 rất cao do chu kỳ bán huỷ bởi phân rã phóng xạ là 3,8 ngày, trong khi đó chu kỳ bán huỷ của thoron là 55 giây và của radon-119 là 4 giây.

Radon là tác nhân gây nguy cơ ung thư hàng đầu trong các chất gây ung thư phổi.

Trong không khí, radon và thoron ở dạng nguyên tử tự do, sau khi thoát ra từ các vật liệu xây dựng, đất đá và những khoáng vật khác, chúng phân rã phóng xạ thành chuỗi các đồng vị phóng xạ con cháu mà nguy hiểm nhất là polonium-218.

Polonium phân rã alpha với chu kỳ bán huỷ 3,05 phút, đủ cho một vài chu trình thở trong hệ thống hô hấp của người.

Polonium-218 bay cùng các hạt bụi có kích thước cỡ nanomét và micromét tạo thành các hạt sol khí phóng xạ. Các sol khí phóng xạ này có kích thước cỡ vài chục micromét nên có thể được hít vào qua đường thở và tai hại hơn, chúng có thể bị lưu giữ tại phế nang.

Tại phế nang, polonium-218 phân rã alpha phát ra các hạt nhân hêli - hạt alpha (có điện tích +2e; khối lượng nguyên tử là 4).

Các hạt alpha có năng lượng rất cao sẽ bắn phá nhân tế bào phế nang, gây ra các sai hỏng nhiễm sắc thể, tác động tiêu cực đến cơ chế phân chia tế bào. Một phần năng lượng phân rã hạt nhân truyền cho hạt nhân phân rã, làm các hạt nhân này bị giật lùi. Năng lượng giật lùi của các hạt nhân radon có thể đủ để phá vỡ các phân tử protein trong tế bào phế nang. Kết quả là xác suất gây ung thư do radon rất cao.

Như vậy, việc xác định hàm lượng sol khí phóng xạ gây ra bởi radon (tức là xác định radon) có ý nghĩa rất quan trọng với mục đích giám sát, cảnh báo nguy cơ ung thư phổi trong đời sống cộng đồng, trong các khu hầm mỏ, trong nhà ở và đặc biệt trong phòng ngủ, phòng làm việc.

Theo Luật môi trường của Mỹ, mức cho phép khí radon trong nhà ở là < 4 pCi/l/năm, tương đương 0,148 Bq/l/năm, hay 148 Bq/m3/năm. Theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nồng độ khí radon trong nhà ở của dân chúng không được vượt quá dải từ 200 đến 600 Bq/m3/năm, nghĩa là từ 0,6 đến 1,7 Bq/m3/ngày.

Biện pháp kiểm soát, cảnh báo và giảm thiểu nồng độ radon

Đo nồng độ khí Radon trong không khí
Đo nồng độ khí Radon trong không khí (Ảnh: VNN)
Để xác định mức radon, cần phải đo đạc radon bằng các thiết bị chuyên dụng. Nồng độ radon trong không khí được hiển thị theo đơn vị pCi/l hoặc Bq/m3.

Những nơi cần phải kiểm soát để cảnh báo mức radon là nhà ở, nhà nghỉ, khách sạn hay các văn phòng làm việc và các nơi khai thác quặng có yếu tố phóng xạ.

Hàm lượng radon trong không khí còn tuỳ thuộc vào mức độ thông gió. Như vậy, phòng ngủ hay phòng làm việc gắn điều hoà nhiệt độ mà không thông gió thì có nguy cơ ô nhiễm radon rất lớn. Khả năng bị phơi nhiễm radon cũng tuỳ thuộc thời gian có mặt tại không gian sinh hoạt, làm việc hoặc nghỉ ngơi.

Đặc biệt, hàm lượng radon phụ thuộc rất lớn vào vật liệu.

Những vật liệu xây dựng có nguồn gốc granite sẽ cho hàm lượng radon cao nhất, các vật liệu gốm sét, gạch xỉ than cũng là vật liệu chứa nhiều radon. Các khoáng sản có nguồn gốc trầm tích như ilmenhite, rutile, zircon, monazite rất giàu phóng xạ cũng là các nguồn phát radon.

Các bệnh viện có sử dụng kim Ra-226 cũng có thể gây rò rỉ hay khuếch tán radon vào không khí.

Để giảm thiểu hàm lượng radon trong không gian sinh sống và làm việc cần phải sử dụng các loại vật liệu xây dựng ít radon. Phòng làm việc và phòng ngủ cần được thông gió. Nếu làm việc trong các vùng khoáng sản giàu phóng xạ tự nhiên, cần phải tính đến thời gian làm việc hợ
Radon có mặt khắp nơi trong không goian xung quanh ta...
Radon có mặt khắp nơi trong không goian xung quanh ta... (Ảnh: VNN)
p lý.

Ai, nơi nào có thể đánh giá được hàm lượng radon trong không gian làm việc?

Để xác định hoạt độ hay hàm lượng radon cần phải có thiết bị chuyên dụng và người sử dụng thiết bị phải có bằng cấp chuyên môn và phải được uỷ quyền của Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ, Hạt nhân.

Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh (trụ sở tại 217 Nguyễn Trãi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong các đơn vị được uỷ quyền.

Cơ quan này có các chuyên gia về an toàn bức xạ được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề, được uỷ quyền để tư vấn và đánh giá các vấn đề về an toàn bức xạ ion hoá, trong đó có radon. Bên cạnh đó, các đơn vị khác thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam như: Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân Hà Nội cũng là các đơn vị được uỷ quyền trong lĩnh vực này.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa học-6/2006, VietNamNet)

  • 780