Sievert là gì? Bức xạ là gì? Bức xạ ở ngưỡng nào là an toàn?

  •  
  • 1.671

Sievert là đơn vị đo liều bức xạ, thể hiện tổng năng lượng bức xạ hấp thụ bởi tế bào sống và mức độ sinh học mà nó gây ra. Sievert chỉ là một trong số các đơn vị đo bức xạ.

Theo Wikipedia, Sievert, ký hiệu: Sv, theo Hệ đo lường quốc tế là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại. Đơn vị được đặt tên theo tên của Maximilian Rolf Sievert, một nhà vật lý y tế Thụy Điển nổi tiếng với công việc đo liều lượng phóng xạ và nghiên cứu về ảnh hưởng sinh học của phóng xạ.

Thang đo đơn vị sievert.
Thang đo đơn vị sievert.

Bức xạ là gì?

Bức xạ là các tia không nhìn thấy được và chỉ nhận biết qua các thiết bị đo. Bức xạ được hiểu là bức xạ ion hoá, gồm các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có khả năng ion hoá khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nm (nanomet).

Các loại bức xạ

Giới hạn quá liều bức xạ

1 Sv = 103 mSv = 106 µSv

Liều bức xạ tự nhiên trung bình đối với một người là từ 0,001- 0,002 Sv hoặc 1-2 mSv/ năm. Một lần chụp X quang thường phải chịu liều từ 0,2- 5Sv

Hiện nay trong các văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn liều giới hạn đều sử dụng đơn vị Sv/năm, mSv/h, µSv/h.

Theo khuyến cáo của ICRP (Ủy ban quốc tế về an toàn bức xạ), giới hạn liều bức xạ tối đa với công nhân không nên vượt qua 50mSv/năm. Với phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ thì không quá 2 mSv/năm.

  • Tổng liều chiếu liên tục cũng như liều chiếu 1 lần dưới 1000 mSv sẽ không gây hiệu ứng nghiêm trọng nào cho sức khỏe.
  • Trong khoảng 2000 mSv liều một lần có thể gây ra triệu chứng nhẹ như buồn nôn, đau đầu sau khi bị nhiễm xạ khoảng 2 giờ. Một liều 2000mSv làm giảm 50% bạch cầu lẫn hồng cầu.
  • Trong khoảng 3000 mSv trở lên, làm xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sốt, đi ngoài…Thường ít có nguy cơ tử vong, sau vài tuần hoặc vài tháng bệnh nhân có thể phục hồi.
  • Từ 4000 – 6000 mSv: Gây ra tổn thương niêm mạc ruột hoặc tủy xương. Liều 4000 mSv có khả năng đe dọa cuộc sống, 5000 mSv có thể gây ra tử vong và 6000 mSv hầu như chắc chắn gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
  • Liều 6000 mSv trở lên hy vọng sống được vài tuần là điều khó. Liều cao hơn có thể gây chết trong thời gian ngắn.

Các triệu chứng cấp tính (liều nhận được trong vòng một ngày):

  • 0 - 0,25 Sv (0 - 250 mSv): Không có
  • 0,25 - 1 Sv (250 - 1000 mSv): Một số người cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách bị hư hỏng.
  • 1 - 3 Sv (1000 - 3000 mSv): buồn nôn từ nhẹ đến nặng, mất cảm giác ngon miệng, tủy xương nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, hạch, lá lách bị thiệt hại, khả năng phục hồi có thể xảy ra nhưng không được bảo đảm.
  • 3 - 6 Sv (3000 - 6000 mSv): buồn nôn nặng, chán ăn, xuất huyết, nhiễm trùng, tiêu chảy, bong tróc, da vô sinh, tử vong nếu không được điều trị.
  • 6 - 10 Sv (6000 - 10000 mSv): Các triệu chứng trên cộng với suy giảm hệ thống thần kinh trung ương, dự kiến sẽ tử vong​​.
  • Trên 10 Sv (10.000 mSv): mất sức và chết.
Cập nhật: 08/03/2019 Theo vnreview
  • 1.671