“Tôi sẽ không bao giờ quên lời nói sửng sốt của viên sĩ quan khác: “Trời ơi, Stone, nó là một con tàu ma”, một viên sĩ quan thuật lại.
Khi đề cập tới ảo ảnh, ảo giác, người ta thường nhớ tới câu chuyện nhìn thấy hồ nước trên sa mạc và “con tàu ma”. Nhiều người khi đi trên sa mạc vắng vẻ hoang vu, có lúc bỗng nhìn thấy phía trước mặt là một hồ nước trong mát hiện ra, mặt hồ lung linh gợn sóng, hai bên hồ có cây cỏ tốt tươi, có người có nhà cửa... nhưng khi đi đến gần thì chẳng thấy gì cả.
Có rất nhiều nơi trên thế giới lưu truyền câu chuyện về “con tàu ma”. Nổi danh nhất là con tàu được nhìn thấy bởi Vua tương lai George V nước Anh vào năm 1881.
Trong một chuyến đi riêng trên con tàu HMS Bacchante, hoàng tử ghi nhận sự xuất hiện của một ánh sáng lạ màu đỏ rõ nét ở giữa các cột buồm, trụ buồm của con tàu. Một thủy thủ thuật lại, anh thấy nó rất sát mũi trái tàu, nhưng không có vết tích hay dấu hiệu gì về một con tàu vật chất. “Con tàu ma” như truyện cổ tích đã đem lại xui xẻo, trong cùng ngày, người thủy thủ tường thuật về “con tàu ma” bị chết vì ngã từ cột buồm.
"Con tàu ma" xuất hiện và biến mất đột ngột trước sự
chứng kiến của rất nhiều người. (Ảnh minh họa: Internet)
Một “con tàu ma” khác được thấy vào ngày 26 tháng Giêng năm 1923, bởi các thủy thủ đang đi vòng quanh mũi Hảo Vọng trên một chuyến đi từ Úc tới Anh. Vào khoảng 12h15 trưa người ta thấy có ánh sáng lạ trên mũi trái tàu. Viên sĩ quan N. K. Stone mô tả những gì đã xảy ra: “Đó là một buổi tối đen như mực, mây phủ, không trăng. Chúng tôi nhìn qua ống nhòm và kính viễn vọng của tàu, cố tìm hiểu xem cái gì mà có vẻ như thân của một chiếc tàu buồm, tỏa sáng, có hai cột buồm riêng biệt mang theo trục căng buồm trống trơn, cũng tỏa sáng. Không thấy buồm, nhưng có một làn sương mù sáng ở giữa các cột buồm. Không có đèn định vị hướng, và có vẻ như nó đang tiến lại gần chúng tôi và chạy với tốc độ như chúng tôi. Khi mới thấy thì nó cách xa khoảng hai ba dặm, và khi nó cách chúng tôi khoảng nửa dặm bỗng dưng nó biến mất".
Có bốn nhân chứng thấy cảnh tượng này, trong đó có tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên lời nói sửng sốt của viên sĩ quan khác: “Trời ơi, Stone, nó là một con tàu ma”.
Câu chuyện tương tự xảy ra ở Nam Phi vào một ngày nóng như thiêu hồi tháng ba năm 1939 dưới sự chứng kiến của 60 người. Khi người ta đang thư giãn trên những bãi cát thuộc bãi biển Glencairn, bỗng dưng một con tàu buồm thế kỷ 17 có đuôi cao xuất hiện từ đám sương mù của biển. Sau đó một tờ báo tường thuật rằng tất cả buồm của nó căng phồng, dù lúc đó không có lấy một cơn gió nhẹ.
Theo tờ British South Africa Annual năm 1939, “con tàu cứ vững tiến khi những người trên bãi tắm bàng hoàng thất kinh, đứng bàn tán xôn xao về những lý do tại sao và các nguyên nhân của con tàu mà có vẻ sắp bị tan tành trên những bãi cát của Strandfontein. Tuy nhiên, ngay khi sự kích động đã lên tới đỉnh điểm thì cũng là lúc con tàu biến mất một cách lạ lùng như khi nó đến”.
Ngoài những câu chuyện kể lại, người ta cũng đã từng chứng kiến những màn trình diễn về ảo giác. Ví dụ như màn trình diễn của David Copperfield, người Mỹ năm 1983. Trong chương trình chuyền hình đặc biệt lần thứ tư của mình, The Magic of David Copperfield, phát dóng trên kênh CBS, anh tạo ra ảo giác làm biến mất Nữ thần Tự do ở New York.
Những người hoài nghi thường giải thích các hiện tượng cả nhóm thấy “con tàu ma” là “ảo giác tập thể”. Vậy ảo giác là gì? Và bằng cách nào toàn bộ một đám đông người lại cùng nhìn thấy hiện tượng đó?
Theo thuật ngữ y học, ảo tưởng phát sinh từ việc hiểu sai những sự kiện vật lý, có thật. Ví dụ, nhà ảo thuật chuyên nghiệp có thể đánh lừa khán giả để họ tin rằng họ đã thấy anh ta làm cho một con bài biến mất, khi mà trong thực tế nó đã được luồn khéo vào tay áo của anh ta. Cũng sử dụng ngón bịp, những thầy tu khổ hạnh của Ấn giáo (người làm phép lạ) đã có tiếng là tạo ra những ảo tưởng vĩ đại là bay lên.
Ảo tưởng cũng có thể xuất hiện một cách tự nhiên. Ví dụ, vào những ngày mùa hè, không khí gần đất thì nóng hơn không khí bên trên nhiều, các tia sáng thường bị khúc xạ, hoặc bẻ cong, tạo ra ảo tưởng, hoặc ảo ảnh, của một cái hồ lung linh.
Nhiều người đi trên sa mạc bỗng có lúc nhìn thấy
phía trước có hồ nước. (Ảnh minh họa: Internet)
Ở sa mạc, nhiệt độ rất cao mà khả năng truyền nhiệt của không khí lại rất kém. Vào những lúc không có gió, nhiệt độ không khí trên cao và ở dưới mặt đất có sự chênh lệch lớn, khi mặt trời chiếu ánh sáng qua tầng không khí trên cao xuống dưới mặt đất thì vận tốc của ánh sáng có sự thay đổi. Ánh sáng chiếu xuống thông qua phản xạ và khúc xạ đã đem các hình ảnh núi, hồ nước, nhà cửa... từ nơi khác đến khiến những người đi trên sa mạc nhìn thấy ảo ảnh.
Theo đó, giải thích vật lý hiện tượng “con tàu ma” là do tác động của ánh sáng bị khúc xạ, làm méo mó hình ảnh của một con tàu thật đang chạy bên dưới đường chân trời. Vì thế con tàu như thể là ở gần bên.
Ảo giác khác với ảo tưởng, vì chúng nảy sinh từ trí tưởng tượng của cá nhân. Một ảo giác xảy ra khi người đó tin lầm rằng mình có thể thấy hoặc nghe một cái gì đó đang xảy ra chỉ trong địa hạt tưởng tượng của mình. Ví dụ, những bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể “nghe thấy” những tiếng nói, và “trông thấy” những ảo ảnh đe dọa.
Tuy nhiên, ngay cả những người khỏe mạnh cũng cảm nghiệm ảo giác. Mỗi người đều có khả năng có ảo giác khi mơ, hoặc người ta cũng có thể rơi vào ảo giác trong những trạng thái tập trung sâu sắc, gợi cảm, hào hứng, sợ hãi, mê li, hay đề phòng căng thẳng. Một số nghi thức tôn giáo hoặc ma thuật được thiết kế để kích thích những trạng thái kể trên, để người tham dự thấy những ảo ảnh và nghe tiếng nói thần linh.
Nhiều người tin rằng sự bối rối kích thích những tham dự có ảo giác, và lầm tưởng những tưởng tượng riêng là thực tại bên ngoài. Theo quan điểm của những kẻ hoài nghi, một ảo giác tập thể có thể được kích động bởi một thành viên trong đám đông khi người đó tuyên bố rằng mình có thể thấy một ảo ảnh, tạo đà cho người khác đã ở trong một trạng thái đề phòng và thức tỉnh sẽ cùng tưởng tượng theo.