Sự thật về người khổng lồ tóc đỏ bí ẩn ở hang Lovelock

  •   3,611
  • 31.796

Thổ dân thuộc bộ tộc Paiute ở Nevada (Mỹ) có truyền thuyết về tổ tiên của họ và những người khổng lồ tóc đỏ gọi là Si-Te-Cah. Mặc dù chỉ là một nhóm nhỏ, song Si-Te-Cah luôn tấn công và bắt cóc người bộ tộc Paiute để ăn thịt.

Theo truyền thuyết, người Paiute chống cự bọn khổng lồ đến cùng và truy đuổi đến tận hang ổ của chúng. Quyết tận diệt bọn Si-Te-Cah, người Paiute chất cây cối nơi cửa hang Lovelock rồi phóng hỏa. Vài tên chạy thoát ra ngoài hang bị trúng tên chết, số còn lại trong hang cũng mất mạng vì lửa khói. Cuối cùng, một trận động động đất đã vùi lấp hang Lovelock, xóa hết dấu tích của bọn người khổng lồ tóc đỏ.

Hang Lovelock ở Nevada (Mỹ) được khám phá lần đầu tiên vào năm 1913. Đến năm 1924, một đoàn thám hiểm khảo cổ của Đại học Berkeley bắt đầu lên đường điều tra và khám phá. Hang Lovelock - sâu chừng 12 mét và rộng 18 mét - ban đầu được gọi là hang Móng ngựa do bên trong hang có hình dạng chữ U.

Đầu lâu người khổng lồ bên cạnh đầu lâu người thường ở Nhà bảo tàng Humboldt.
Đầu lâu người khổng lồ bên cạnh đầu lâu người thường ở Nhà bảo tàng Humboldt.

Nhiều bộ tộc thổ dân châu Mỹ vẫn còn truyền miệng các truyền thuyết về những người khổng lồ tóc đỏ và cách mà tổ tiên của họ chiến đấu trong những cuộc chiến khủng khiếp chống lại bọn ăn thịt người.

Ngay đến thổ dân Aztec (chủ yếu sống ở miền Trung và Nam Mexico suốt hai thế kỷ XIV và XV) và người Maya (dân tộc phát triển nền văn minh tuyệt đỉnh sống từ thế kỷ 4 đến thế kỷ VIII ở Trung Mỹ và miền Nam Mexico) cũng từng đối đầu với chủng tộc người khổng lồ miền Bắc. Ngoài ra, những dấu tích người khổng lồ cũng được tìm thấy ở khắp các châu lục.

Năm 1931, 2 bộ khung xương rất to lớn được tìm thấy ở đáy hồ cạn Humboldt gần Lovelock. Một bộ xương cao 2,5 mét, được mô tả là được bọc trong tấm vải phủ nhựa, không giống như các xác ướp Ai Cập. Bộ khung xương còn lại cao 3 mét.

Năm 1950, hóa thạch của người khổng lồ có xương đùi dài đến 1,2 mét được tìm thấy ở gần sông Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà khoa học cho rằng người này cao chừng 5 mét. Năm 1970, bộ xương người khổng lồ tóc đỏ lộ ra ở vùng Amazon.

Vào năm 1976, các nhà khảo cổ học ở Viện bảo tàng Smithsonian (Mỹ) tiếp tục phát hiện những mảnh xương của người đàn ông cao khoảng 2,5 đến 3 mét tại vùng người Kurd sinh sống ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đầu vịt giả làm mồi bắt vịt trời tìm thấy trong hang Lovelock được trưng bày ở Nhà bảo tàng Smithsonian.
Đầu vịt giả làm mồi bắt vịt trời tìm thấy trong hang Lovelock được trưng bày ở Nhà bảo tàng Smithsonian.

Năm 2004, những mảnh xương còn lại của người khổng lồ cao khoảng 3 mét được phát hiện sau một trận sóng thần ở đảo Phi Phi của Thái Lan. Năm 2005, hai cổ mộ người khổng lồ dài hơn 10 mét được khám phá ở Syria.

Thổ dân Paiute gọi người khổng lồ tóc đỏ là Si-Te-Cah, nghĩa là "bọn người ăn cây bấc", do hai lý do: bấc là loại cây mọc ở đầm lầy được người khổng lồ dùng để đóng bè để thoát thân; và thứ hai là, bọn người này thường bắt cóc những phụ nữ chặt cây bấc ở vùng ven hồ Humboldt.

Các nhà khảo cổ tìm thấy bên trong hang Lovelock hơn 10.000 đồ tạo tác và xác ướp của hai người khổng lồ tóc đỏ - một nữ cao chừng 1,9 mét và một nam cao hơn 2,4 mét. Sau đó, nhiều đồ tạo tác ở hang Lovelock được chuyển về Hội Lịch sử Nevada ở Reno, song một số khác cũng rơi vào tay những các nhà sưu tập cổ vật tư nhân.

Con đường mòn dẫn đến hang Lovelock.
Con đường mòn dẫn đến hang Lovelock.

Năm 2005, nhà nhân chủng học Adrienne Mayor (Mỹ) xuất bản cuốn sách Huyền thoại hóa thạch của những người Mỹ đầu tiên (Fossil Legends of the First Americans). Bà gợi ý, kích thước khổng lồ của người Si-Te-Cah có khả năng chỉ là một hiểu nhầm.

Khu vực Nevada đầy rẫy hóa thạch xương voi ma mút, gấu hang động và các loài động vật lớn khác. Những người khai quật ban đầu, vì chưa qua đào tạo chuyên môn, có thể đã nhầm lẫn chúng thành xương người, còn mái tóc màu đỏ là do tác động của nhiều yếu tố khác nhau như đất, nước, nhiệt độ… sau thời gian bị vùi lấp quá lâu.

Năm 2013, 2 nhà truy tìm Bigfoot, MK Davis và Don Monroe bất ngờ công bố bộ ảnh về người khổng lồ hang Lovelock. Đó là tập ảnh chụp dấu tay in trên phiến đá hang động to gấp đôi dấu tay người đàn ông bình thường, có khả năng là dấu tay của người Si-Te-Cah.

Dọc theo biên giới Peru và Bolivia (2 quốc gia ở Nam Mỹ), người ta tìm thấy một số hộp sọ gần hồ Titicaca, tuyên bố là hộp sọ của người khổng lồ vì có tóc đỏ và dáng sọ thuôn dài.

Trong các bộ lạc bản địa hồ Titicaca cũng có câu chuyện truyền miệng về người khổng lồ tóc đỏ giỏi ghép và điều khiển thuyền bè bằng cây sậy tương tự như truyền thuyết về người Si-Te-Cah của người Paiutes. Chỉ khác ở chỗ, tên của dân tộc khổng lồ này là thổ dân Uros.

Ngày nay, hang Lovelock là địa điểm quan trọng được Chính phủ Mỹ đưa vào Sổ đăng ký Địa điểm Lịch sử quốc gia (National Register of Historic Places) từ năm 1984. Du khách đến tham quan Nhà bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Humboldt ở Winnemucca, bang Nevada (Mỹ), sẽ nhìn thấy vài đồ tạo tác, xương sọ và xương hàm của người khổng lồ.

Ở Winnemucca, Nevada, có một bảo tàng nhỏ trưng bày các cổ vật được tìm thấy trong hang Lovelock, tuy không có cổ vật nào là minh chứng cho sự tồn tại của người khổng lồ tóc đỏ Si-Te-Cah.

Ngoài ra, các nhà bảo tàng lớn khác trên khắp nước Mỹ cũng trưng bày những di tích về người khổng lồ tóc đỏ - ví dụ, đầu vịt giả làm mồi bắt vịt trời tìm thấy trong hang Lovelock được trưng bày ở Viện bảo tàng Smithsonian, những mẩu xương ở Nhà bảo tàng bang Nevada.

Cập nhật: 07/05/2024 Theo ANTG/GDTĐ
  • 3,611
  • 31.796