Tại sao buôn chuyện lại có sức cám dỗ như vậy?

Vì sao chúng ta thích buôn chuyện?
  •   52
  • 1.573

Ai cũng biết là không nên nói xấu sau lưng người khác, nhưng tại sao chỉ chút cám dỗ nhỏ nhặt này nhưng chúng ta lại không thể vượt qua được?

Tất cả chúng ta đều đã từng một lần như vậy, lần này qua lần khác, đắm chìm trong thứ niềm vui tiêu khiển đầy tội lỗi là ngồi buôn chuyện. Người bạn của chúng ta đã kỹ lưỡng dặn dò: "Đừng nói điều này với bất cứ ai khác", nhưng chỉ vài giây sau đó, trái tim của chúng ta lại thổn thức vì nhận ra bản thân không thể kháng cự trước sức hút mãnh liệt của việc truyền thông tin này cho một người nào đó.

Buôn chuyện hay ngồi lê đôi mách là gì?

Buôn chuyện là việc chia sẻ những thông tin cá nhân hoặc riêng tư, nhạy cảm về một người không có mặt tại thời điểm đó. Những câu chuyện này thường tiêu cực và gây lúng túng cho người được nhắc đến.

Sự thèm khát của chúng ta đối với những tin đồn là không có hồi kết
Sự thèm khát của chúng ta đối với những tin đồn là không có hồi kết.

Buôn chuyện có một số đặc điểm rất nổi bật:

  • Đầu tiên, nó là hoạt động được thực hiện với người khác, chúng ta không thể tự thực hiện nó hay tự mường tượng trong đầu.
  • Thứ hai, câu chuyện luôn xoay quanh về một người không hiện diện trong cuộc trò chuyện hay còn được hiểu là nói xấu sau lưng người khác.
  • Thứ ba, không chỉ đưa ra sự thật hay tin đồn, mà chúng ta còn cố tình "thêm mắm thêm muối" về người đó.

Vậy tại sao chúng ta thích buôn chuyện?

Sự thèm khát của chúng ta đối với những tin đồn là không có hồi kết. Cho dù là với gia đình, bạn bè, tại nơi làm việc, những người nổi tiếng, hầu hết những mẫu chuyện luôn hàm chứa một hình thức "buôn dưa lê" nào đó.

Chúng ta thích nghe tin đồn nhiều như việc chúng ta muốn đi rêu rao nó vậy. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy con người thật sự bị thu hút bởi những tin đồn, ngay cả khi biết nó là không đúng sự thật. Những thông tin được bắt đầu bằng những cụm từ yếu ớt như "hình như" hoặc "được cho là" chẳng đủ để ngăn chặn những định kiến và sự phỉ báng. Đó là vì chúng ta đánh giá con người dựa trên cảm xúc tự thân cho dù biết rằng những ý nghĩ đó đều dựa trên những bằng chứng không đáng tin cậy.

Buôn chuyện còn rất thú vị! Tụ họp lại và bàn tán về một ai đó có thể tạo ra sợi dây liên kết và cảm giác thân thuộc với mọi người, ngay cả với những người xa lạ. Hai người dù không quen biết nhau nhưng sẽ ngay lập tức cảm thấy gần gũi hơn khi họ chia sẻ điều gì đó có ý nghĩ hoặc hài hước về một người thứ ba. Đó được xem là sự xác nhận về việc họ có cùng chung thế giới quan. Những đánh giá của chúng ta về mọi thứ dường như được "sống lại" khi bắt mối được với những người tò mò và rảnh rỗi.

Tụ họp lại và bàn tán về một ai đó có thể tạo ra sợi dây liên kết và cảm giác thân thuộc với mọi người.
Tụ họp lại và bàn tán về một ai đó có thể tạo ra sợi dây liên kết và cảm giác thân thuộc với mọi người.

Nó cũng cho chúng ta cảm giác thông hiểu về đời tư của một người khác. Hơn thế nữa, những thông tin mà chúng ta có thường là những điều thầm kín, bí mật, một loại "trái cấm", vốn dĩ lúc nào cũng ly kỳ, kịch tính. Nó cũng mang lại cho chúng ta cảm giác thống khoái tựa như "đứng trên" người mà chúng ta bàn tán.

Buôn chuyện cho phép mọi người gián tiếp tham gia vào thế giới mà lẽ ra họ không được can dự, đôi khi nó mang đến sự ảo tưởng về quyền kiểm soát và sức ảnh hưởng đến thế giới đó. Điều này lý giải tại sao con người thường bán tán về những người giàu có,nổi tiếng và tập trung khai thác vào lối sống và cuộc sống cá nhân của những người này. Đó là lý do cho việc nhân viên thường buôn chuyện về sếp hoặc cấp trên của họ tại nơi làm việc. Nó giúp họ tận hưởng cảm giác ảo tưởng về sự kiểm soát tình hình công việc của bản thân.

Chúng ta cũng buôn chuyện để cảnh báo người khác về những nhân vật khó chịu hoặc ai đó mà chúng ta cho là nguy hiểm. Một nghiên cứu cho thấy trong một thí nghiệm, nhịp tim của những người tham gia tăng lên khi chứng kiến những hành vi cư xử tồi tệ, không công bằng, nhưng sau đó giảm đáng kể khi họ truyền thông tin này cho những người khác.

Khi chúng ta thấy ai đó cư xử một cách vô đạo đức, chúng ta trở nên bực bội. Buôn chuyện mang đến cho chúng ta sự thỏa mãn vì đã cảnh báo điều đó bạn bè.

Vậy buôn chuyện tốt hay xấu?

Buôn chuyện thường được đánh giá là tiêu cực, độc địa và phá hoại. Ở xã hội hiện tại, tham gia vào hành động trên chẳng khác gì việc nói xấu bạn đồng hành và làm xáo trộn sự cân bằng của xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này lúc đầu mang một ý nghĩa khác, có nguồn gốc bắt đầu là từ "god-sibbs", đề cập đến cha mẹ đỡ đầu, ngụ ý là nhóm người đặc biệt gần gũi.

Buôn chuyện đã phát triển như là một công cụ đến gắn kết những nhóm xã hội lớn bằng cách cho phép con người trao đổi thông tin về những thay đổi xảy ra trong nhóm của họ. Nó cho phép con người bắt kịp với cuộc sống của người thân và bạn bè và tìm hiểu về hôn nhân, sự chia ly, thêm người mới trong gia đình, thành công hay thất bại.

Buôn chuyện mang đến cho chúng ta sự thỏa mãn vì đã cảnh báo điều đó bạn bè.
Buôn chuyện mang đến cho chúng ta sự thỏa mãn vì đã cảnh báo điều đó bạn bè.

Một lý do tại sao buôn chuyện lại mang màu sắc tiêu cực như ngày nay là vì nó thường được sử dụng để nói xấu về một ai đó mà chúng ta không thích. Chúng ta không thể phân biệt giữa thông tin thật và thông tin bị xuyên tạc. Sẽ là cực kỳ không đúng khi nhìn người khác với ánh mắt đầy nghi ngờ, lẽ ra chúng ta nên dành thời gian, năng lượng và sự bình yên trong suy nghĩ để chắc rằng mình sẽ không bao giờ bị lợi dụng.

Các nhóm thường gián tiếp tạo ra những quy chuẩn về cách các cá nhân phải xử sự trong những tình huống nhất định bằng cách ngụ ý một hậu quả trực tiếp khi phá vỡ chúng. Các cá nhân này sẽ tuân thủ nó để tránh gặp phải kết cục xấu hổ khi trở thành mục tiêu của những lời bàn tán. Mặc dù điều này cũng có thể tốt vì nó giúp kiểm soát những người vô kỷ luật, tuy nhiên ngược lại nó cũng có thể nhanh chóng trở nên độc hại với sự xuất hiện của những kẻ thích chế giễu và miệt thị người khác.

Buôn chuyện có thể trở nên không đẹp, gây mất lòng tin và khá là "đắng lòng" khi biết được kẻ mà chúng ta hay "hàn huyên" giờ lại đi nói xấu về chính chúng ta. Không khí nghi ngờ sẽ bủa vây và ngăn cản khả năng tiếp tục "mối lương duyên" này khi mà chúng ta không còn cảm thấy tin tưởng khi chia sẻ những điều bí mật.

Thêm vào đó, nó khiến nạn nhân bất lực, cay đắng và giảm sút lòng tự trọng.

Người bị đồn thổi lại thường ở vị trí tốt nhất để tự vệ với những câu chuyện của riêng mình. Điều này khiến chúng ta nghi ngờ rằng những kẻ tung tin đồn vốn chẳng hứng thú với việc tìm hiểu sự thật.

Buôn chuyện có thể vui, nhưng nó tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ý định của người đang thì thầm vào tai bạn!

Cập nhật: 10/10/2019 Theo vnreview
  • 52
  • 1.573