Tại sao chúng ta cứ đeo bám những thói quen xấu?

  •  
  • 1.727

Tại sao chúng ta bỏ ngoài tai những lời cảnh báo và khuyến cáo của công chúng về những mối nguy hại của việc hút thuốc lá, uống rượu, ăn quá nhiều và căng thẳng quá độ, mặc khác lại duy trì những thói quen và hoạt động mà chúng ta biết là không tốt cho bản thân?

Một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Albeta cho biết đó là vì chúng ta chưa hiểu hết những nguyên nhân sâu xa vì sao chúng ta mãi duy trì những thói quen xấu hay hoạt động đầy nguy hiểm.

Tiến sĩ Cindy Jardine, phó giáo sư ngành xã hội học nông thôn tại trường Đại học Albeta ở Edmonton, Canada cho biết trong hai cuộc nghiên cứu các trường hợp cụ thể gần đây mà trong đó các đối tượng được yêu cầu đánh giá xếp loại mối đe dọa của các loại rủi ro khác nhau bao gồm những thói quen thuộc về lối sống, rõ ràng là người ta biết rằng những loại hoạt động nào mang tính nguy hiểm nhất nhưng sự hiểu biết đó không đủ để thúc đẩy họ thay

(Ảnh: ingham.org)
đổi lối sống của mình.

“Các kết quả cho thấy thực tế là người ta có một sự hiểu biết rất thực tế về các mối đe dọa khác nhau trong đời sống của mình. Chúng ta với tư cách là những nhà truyền tin về mối nguy hiểm - là các nhà khoa học, các học giả, các cơ quan chính phủ - phải vượt xa tư tưởng cho rằng ‘Nếu người ta chỉ cần hiểu được thực tế, người ta sẽ thay đổi.’ Người ta hoàn toàn hiểu được thực tế, nhưng chúng ta cần xem xét những yếu tố khác mà trước đây chúng ta chưa từng xem xét.”

Gần đây, Jardine đã trình bày những phát hiện của mình tại Hội thảo Những nhà truyền tin về mối nguy hiểm 2006 tại Thụy Điển.

Trong cuộc nghiên cứu các trường hợp cụ thể đầu tiên do Jardine thực hiện, 1.200 người ở Albeta đã được khảo sát trong cả hai năm 1994 và 2005. Các thói quen thuộc về lối sống như hút thuốc lá, căng thẳng và bị rám nắng được xếp loại là ba mối nguy cơ hàng đầu, được công chúng Albeta cho là nguy hiểm hơn những mối đe dọa về kỹ thuật hay ô nhiễm như ô nhiễm hóa học, thoát khí ozon và những hố ga ẩm ướt. Thói quen hút thuốc lá được xếp vào loại “rất nguy hiểm” theo 53% đối tượng khảo sát năm 1994 và 60% đối tượng khảo sát năm 2005. Căng thẳng được xếp vào loại “rất nguy hiểm” theo 54% đối tượng khảo sát năm 1994 và 65% đối tượng khảo sát năm 2005. Ngược lại, chỉ có 24% đối tượng năm 1994 và 28% đối tượng năm 2005 xếp những hố ga ẩm ướt vào loại “rất nguy hiểm”.

Cuộc nghiên cứu các trường hợp cụ thể thứ hai gồm một cuộc khảo sát được tiến hành tại hai cộng đồng thổ dân phía Bắc Canada đã cho thấy những kết quả tương tự. Một lần nữa, những đe dọa về lối sống được xem là nguy hiểm nhất. Hầu hết mọi người trong hai cộng đồng trên xếp loại mối đe dọa liên quan đến thói quen uống rượu (96 đến 100% đối tượng) và hút thuốc (80% đối tượng) là “rất nguy hiểm”. Những mối nguy cơ liên quan đến các chất gây ô nhiễm vi lượng và thực hiện các hoạt động truyền thống trong môi trường khắc nghiệt được xếp vào loại ít nguy hiểm hơn.

Khi được hỏi về các vấn đề sức khỏe cá nhân và cộng đồng, các đối tượng trong cuộc khảo sát thứ hai đã tự do thừa nhận rằng họ biết về những mối đe dọa của hoạt động gây nguy hiểm như quyết định lái xe trong khi không được khỏe, về khói thuốc gián tiếp và về Hội chứng cồn trong bào thai, khi mà những đứa bé chưa ra đời bị tổn hại bởi sự tiêu thụ bia rượu của mẹ chúng.

Jardine bày tỏ: “Vậy là họ biết rằng rượu bia thì có hại nhưng những nhà truyền tin về mối nguy hiểm lại không nhìn vào những nguyên nhân sâu xa vì sao người ta say xỉn - nghèo đói, thất nghiệp, có một lịch sử về sự lạm dụng rượu bia trong một số gia đình này. Nếu chúng ta có thể nắm được nguyên nhân cơ bản khiến người ta uống rượu thì chúng ta sẽ làm tốt hơn trong việc hiểu đầy đủ bối cảnh sống của họ. Nếu chúng ta chỉ cho mọi người biết điều mà chúng ta biết về những mối đe dọa đến sức khỏe thì có khả năng là chúng ta sẽ chẳng giải quyết được vấn đề nào cả."

Cuộc nghiên cứu đưa ra giả thiết là những nhân tố như nhu cầu được xã hội thừa nhận và sự bất chấp của con người bình dị trước đây cũng đóng vai trò nào đó trong việc duy trì những thói quen xấu. Jardine nói: “Chúng ta có được ý thức sở hữu mà rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta xem bản thân mình là bộ phận của một cấu trúc xã hội; thật khó để thay đổi một hành vi nếu nó vẫn còn được xã hội chấp nhận. Chẳng hạn như, sự căng thẳng thì có hại cho chúng ta, nhưng chúng ta lại tỏ ra căng thẳng như một biểu hiện của niềm vinh dự. Làm việc quá sức được xã hội xem là một điều đáng làm. Chúng ta dường như không dành cùng một sự nể phục cho những người làm việc 40 tiếng mỗi tuần.”

Jardine nói thêm: “Tương tự, chúng ta không thích nghe về điều mà chúng ta không nên làm, vì thế chúng ta hợp lý hóa những thói quen xấu của mình. Tất cả chúng ta vẫn còn một chút trẻ con ngoan cố trong người. Chúng ta vẫn cứ hút thuốc, viện cớ là ‘Đến bây giờ, nó vẫn chưa gây tác hại gì cho tôi’ hoặc là ‘Nó giúp tôi kiểm soát được sự căng thẳng hay trọng lượng của mình’.’”

Jardine cho biết người ta sẽ không chịu từ bỏ những thói quen xấu của mình bất kể họ biết nhiều đến đâu đi nữa cho đến khi tâm lý đằng sau những hoạt động đầy nguy hiểm thực sự được thấu hiểu. Bà đề nghị rằng các nhà nghiên cứu và các nhà truyền tin về mối nguy hiểm cần phải nói chuyện với những người mà họ đang cố hướng đến trước khi đưa ra những thông điệp. “Chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn về những điều thực sự liên quan đến mọi người và cần nhìn lại những tiêu chuẩn xã hội và tại sao họ đang bắt đầu yêu cầu hành động của chúng ta. Chúng ta, là một xã hội, phải suy nghĩ lại và kiểm tra những tiêu chuẩn này.”

Các cuộc nghiên cứu được hỗ trợ phần nào bởi quỹ hỗ trợ từ tổ chức Y tế Canada, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trưởng ban Nghiên cứu Sinh thái trong ban Quản lý rủi ro về môi trường.

Thiên Kim

Theo ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 1.727