Tại sao sự cân xứng nét mặt là đặc điểm hấp dẫn

  •  
  • 1.312
Đối với con người, gương mặt là một nguồn thông tin xã hội quan trọng. Một đặc điểm của gương mặt được nhanh chóng chú ý đến là sự hấp dẫn. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cân xứng và tính lưỡng hình giới tính (tức độ nam tính hoặc nữ tính của một gương mặt) là những yếu tố quan trọng để quyết định độ hấp dẫn của một gương mặt. Nhưng tại sao những đặc điểm này lại gây thu hút?

Có ý kiến cho rằng những đặc điểm này quảng cáo cho chất lượng gien hoặc những mặt chất lượng khác, ví dụ như khả năng sinh sản. Một quan điểm khác cho rằng sự ưa chuộng những đặc điểm trên xuất hiện thông qua thị giác và vì vậy không liên quan đến bất kỳ yếu tố sinh học tiềm ẩn nào. Gương mặt chắc chắn có khả năng quảng cáo “chất lượng” của người phối ngẫu và một cách để kiểm chứng ý kiến này là quan sát các mối quan hệ bên trong giữa những “mẩu quảng cáo chất lượng” này.

Các nhà nghiên cứu hiện đang thu thập dữ liệu khái niệm của con người về vẻ đẹp nét mặt tại trang http://www.alittlelab.com. Trang này cũng đưa thông tin về công trình của họ. (Ảnh: Thư viện Khoa học)

Trong công trình xuất bản trên ấn bản 7 tháng 5 của tờ PLoS ONE, Anthony Little, ĐH Stirling và cộng sự chỉ ra thông số cân xứng và tính lưỡng hình giới tính từ gương mặt có liên quan ở người, cả người châu Âu và người săn bắt-hái lượm châu Phi, và ở linh trưởng không phải là người. Trong tất cả các mẫu, nam giới cân xứng có tỉ lệ gương mặt cân đối hơn và nữ giới cân xứng có tỉ lệ gương mặt nữ tính hơn.

Vì vậy, những phát hiện này ủng hộ cho tuyên bố rằng tính lưỡng hình giới tính và sự cân xứng trên gương mặt là những dấu hiệu quảng cáo cho chất lượng bằng cách đưa ra những bằng chứng về cơ chế sinh học liên kết hai đặc điểm này trong quá trình phát triển. Ví dụ, những cá nhân chống chịu được bệnh tật có thể phát triển cân đối và lưỡng hình giới tính. Công trình cũng cho thấy gương mặt có lẽ quảng cáo chất lượng trong những nhóm dân cư khác nhau và thậm chí ở những loài linh trưởng khác nhau.
Tuệ Minh (Theo ScienceDaily)
  • 1.312