Tại sao uống rượu lại say? Điều gì xảy ra khi uống rượu lúc bụng đói? Lý do vì sao có những người lại dễ say hơn những người khác? Vì sao nghiện rượu? Cùng tìm hiểu qua bài này nha!
Chúng ta cùng theo dõi hành trình rượu trong cơ thể nhé! Sau khi được uống, rượu đổ vào dạ dày và được hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa, đặc biệt ở ruột non vì diện tích tiếp xúc cao hơn dạ dày rất nhiều. Tình trạng no hay đói cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ rượu, vì khi no, cơ thắt môn vị nơi ngăn cách dạ dày với ruột non đóng lại. Nên khi bụng đói, lượng rượu hấp thụ vào máu cao gấp 4 lần.
Sau khi được uống, rượu đổ vào dạ dày và được hấp thụ vào máu qua đường tiêu hóa.
Từ máu, rượu phân tán đến các cơ quan và 2 cơ quan chịu tác động nhiều nhất là gan và não. Đầu tiên là gan, các enzyme trong gan phá vỡ phân tử rượu theo 2 bước:
Từ máu, rượu phân tán đến các cơ quan và 2 cơ quan chịu tác động nhiều nhất là gan và não.
Khi máu lưu thông, gan sẽ có nhiệm vụ lọc rượu liên tục khoảng 29ml trong 1 giờ. Nếu nhiều hơn như vậy thì rượu sẽ theo máu đi khắp cơ thể. Và cơ quan tiếp theo là não!
Rượu làm giảm khả năng của Glutamate khiến hoạt động thần kinh chậm lại. Chưa hết, rượu cũng có tác dụng ngược lại là làm tăng khả năng của GABA, từ đó khiến hoạt động thần kinh chậm lại x2. Điều này khiến người dùng cảm thấy thư giãn với liều lượng vừa phải, buồn ngủ với liều cao và có thể cản trở các hoạt động cần thiết cho sự sống của não ở liều độc.
Rượu làm giảm khả năng của Glutamate khiến hoạt động thần kinh chậm lại.
Rượu cũng kích thích một nhóm nhỏ các tế bào thần kinh sản sinh dopamine (thường có trong thuốc gây nghiện) làm cho chúng ta vui vẻ, không lo âu. Rượu cũng khiến một số tế bào thần kinh giải phóng endorphin giúp chúng ta bình tĩnh để đối phó với căng thẳng hoặc nguy hiểm. Cuối cùng, khi gan phân hủy hết rượu, cơn say sẽ biến mất.
Điều này là do sự khác biệt trong hành trình rượu khi đi vào cơ thể. Chẳng hạn một người ăn bụng đói sẽ dễ say hơn người đã ăn no. Một ví dụ khác như một người đàn ông và một người phụ nữ cân nặng như nhau và uống cùng một lượng rượu trong một bữa ăn giống hệt nhau vẫn có nồng độ cồn trong máu (BAC) khác nhau. Điều này là do phụ nữ thường có tỷ lệ mỡ cao hơn cơ bắp nên ít máu. Lượng máu nhỏ hơn, mang cùng một lượng rượu, có nghĩa là nồng độ sẽ cao hơn đối với phụ nữ. Sự khác biệt di truyền trong các enzyme phân giải rượu ở gan cũng ảnh hưởng đến BAC.
Có những người dễ say hơn người khác là do sự khác biệt trong hành trình rượu khi đi vào cơ thể.
Theo một cách tích cực, nếu uống rượu điều độ thì gan cũng được rèn luyện để thích nghi và lọc được nhiều hơn. Nhưng khi uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể làm tổn thương gan vì phải hoạt động liên tục.
Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể làm tổn thương gan vì phải hoạt động liên tục.
Một số người uống rượu thường xuyên sẽ tăng phản ứng GABA và endorphin mang lại tác dụng dễ chịu. Não thích nghi với việc tiêu thụ rượu nhiều bằng cách giảm hoạt động của GABA, endorphin và tăng cường hoạt động của Glutamate kích thích thần kinh, từ đó gây cảm giác lo âu, khó ngủ và ít khoái cảm hơn. Những thay đổi này dẫn đến việc khi uống cảm thấy bình thường, nhưng không uống lại thấy bức rức khó chịu, tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bạn thành nghiện rượu.