Tất cả các loài mèo đều có đuôi dài, vậy tại sao đuôi của linh miêu lại ngắn như vậy?

  •  
  • 1.048

Hổ, báo, sư tử, mèo nhà, mèo rừng... đều có cái đuôi rất dài để giúp cho chúng có thể giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển và vận động, vậy tại sao loài linh miêu lại là một ngoại lệ, chúng sở hữu cái đuôi rất ngắn và dường như không hề cân đối với cơ thể?

Có bốn thành viên của chi Lynx: linh miêu Á-Âu, linh miêu Canada, linh miêu Iberia và linh miêu đuôi cộc, tất cả chúng đều có đuôi ngắn và đáng chú ý là ngắn hơn nhiều so với tất cả các loài khác trong họ mèo. Ví dụ, với chiều dài cơ thể khoảng 90 cm, đuôi của báo hoa mai dài 80 cm, trong khi linh miêu Canada chỉ dài 10 cm, ngắn một cách vô lý so với thân hình khổng lồ của nó.

Linh miêu đều có đuôi ngắn hơn nhiều so với tất cả các loài khác trong họ mèo
Linh miêu đều có đuôi ngắn hơn nhiều so với tất cả các loài khác trong họ mèo

Công dụng của đuôi mèo

Tại sao đuôi của linh miêu lại ngắn như vậy? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải tìm ra mục đích và công dụng của đuôi mèo là gì?

Nhiều người cho rằng đuôi mèo có liên quan đến việc leo cây. Mèo nào leo cây càng nhiều, đuôi càng dài thì kỹ năng leo cây càng tốt.

Trong họ nhà mèo, ngoại trừ báo gê-pa, thì các loài mèo khác về cơ bản đều là những bậc thầy leo cây.
Trong họ nhà mèo, ngoại trừ báo gê-pa, thì các loài mèo khác về cơ bản đều là những bậc thầy leo cây.

Trên thực tế, dưới cái nhìn của khoa học thì điều này là sai. Mèo leo cây chủ yếu bằng chi với các móng vuốt sắc nhọn, do đó việc có chiếc đuôi dài hay ngắn sẽ không ảnh hưởng đến việc leo cây.

Trong họ nhà mèo, ngoại trừ báo gê-pa (móng vuốt tương đối cùn và không thể thu hoàn toàn vào bên trong), sư tử và hổ (không dễ trèo cây do trọng lượng của chúng), thì các loài mèo khác về cơ bản đều là những bậc thầy leo cây.

Linh miêu đuôi cũng không phải là ngoại lệ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những con linh miêu trưởng thành thường leo lên những cây cao hơn 20 mét chỉ để ngủ trên đó.

 Những con linh miêu trưởng thành thường leo lên những cây cao hơn 20 mét chỉ để ngủ.
 Những con linh miêu trưởng thành thường leo lên những cây cao hơn 20 mét chỉ để ngủ.

Trên thực tế, vai trò thực sự của đuôi mèo là duy trì sự cân bằng. Do đó, những loài trong họ mèo càng cần đến việc duy trì thăng bằng thì đuôi chúng sẽ càng dài.

Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến 3 loài báo gấm (báo mây), mèo gấm (mèo mây) và mèo đốm Margay (hay còn có tên địa phương là mèo hổ đuôi dài), chúng thường di chuyển nhanh, chạy nhẩy trên những cành cây và theo đó đuôi của chúng rất dài.

Đặc biệt, mèo mây có chiều dài thân nửa mét, nhưng đuôi của chúng lại dài hơn mét rưỡi (chiều dài đuôi> chiều dài thân), báo mây có chiều dài cơ thể là một mét và chiều dài đuôi là 80 cm (chiều dài đuôi = 80 % chiều dài cơ thể). Mèo hổ đuôi dài có chiều dài thân 55 cm và chiều dài đuôi 40 cm (chiều dài đuôi = 70% chiều dài thân).

Ngoài ra, báo tuyết và mèo núi Andes cũng là loài thường di chuyển trên các mỏm đá cheo leo, việc giữ thăng bằng cũng rất quan trọng đối với chúng nên đuôi của chúng cũng dài. Báo tuyết có chiều dài cơ thể là hơn một mét và chiều dài đuôi là 90 cm (chiều dài đuôi = 80% chiều dài cơ thể), mèo núi Andes có chiều dài cơ thể 60 cm, chiều dài đuôi 40 cm (chiều dài đuôi = chiều dài cơ thể × 67%).

Vai trò thực sự của đuôi mèo là duy trì sự cân bằng. 
Vai trò thực sự của đuôi mèo là duy trì sự cân bằng.

Những loài mèo lớn thường săn lùng các loài động vật móng guốc, như báo gê - pa, sư tử núi và hổ, chúng cũng có đuôi dài để giữ thăng bằng ở tốc độ cao, đặc biệt là khi thực hiện những cú ngoặt gấp. Nhưng chúng không dài như mèo leo núi, và đuôi của chúng thường chỉ có tỷ lệ hơn nửa chiều dài cơ thể một chút.

Loài mèo lớn dùng đuôi để giữ thăng bằng ở tốc độ cao, đặc biệt là khi thực hiện những cú ngoặt gấp.
Loài mèo lớn dùng đuôi để giữ thăng bằng ở tốc độ cao, đặc biệt là khi thực hiện những cú ngoặt gấp.

Tại sao đuôi của linh miêu lại ngắn?

Như đã đề cập trước đó, phần đuôi chủ yếu hoạt động như một thanh cân bằng. Mặc dù linh miêu cũng giỏi leo cây, nhưng điểm khác biệt giữa nó và báo gấm là linh miêu chủ yếu chỉ trèo lên và xuống, vì vậy việc cần một chiếc đuôi dài để duy trì cân bằng trên cây không đặc biệt quan trọng.

Một chức năng khác của đuôi dài là duy trì thăng bằng trong quá trình săn đuổi con mồi với tốc độ cao. Nhưng đối với linh miêu, con mồi chính của nó là thỏ, thỏ nhỏ hơn linh miêu, rất linh hoạt và có thể né đòn rất tốt, thế nhưng linh miêu không săn thỏ theo cách truy đuổi dựa vào tốc độ. Thay vào đó, linh miêu chủ yếu dựa vào mai phục và thực hiện một loạt các cú sà và nhảy để bắt thỏ. Hơn nữa, linh miêu thường chỉ đuổi theo con mồi trong khoảng 20 mét. Nếu không bắt được, chúng sẽ từ bỏ con mồi và tìm kiếm cơ hội khác.

Khả năng giữ thăng bằng không quá quan trọng đối với linh miêu
Khả năng giữ thăng bằng không quá quan trọng đối với linh miêu.

Vì vậy, đối với linh miêu, điều quan trọng để giúp chúng săn mồi và tồn tại là thính giác, khả năng nhảy, do đó chúng ta có thể thấy được rằng những loài linh miêu luôn có một đôi tai dài, trên đỉnh tai có "ăng-ten", chân của chúng cũng khá dài so với tỷ lệ cơ thể và cơ đùi của chúng cũng rất phát triển.

Khả năng giữ thăng bằng không quá quan trọng đối với linh miêu, vì vậy việc sở hữu một chiếc đuôi dài là hoàn toàn không cần thiết, có thể tổ tiên chúng đã từng có đuôi dài như những loài thuộc họ mèo khác, nhưng theo thời gian, nó đã thoái hóa vì chẳng có tác dụng gì.

Ngoài ra, còn có hai loài mèo khác có tai dài, chân dài và đuôi ngắn, đó là Caracal caracal và Serval. Chúng dựa vào thính giác để phát hiện con mồi và dựa vào việc nhảy để bắt mồi. Tương tự, đuôi của chúng cũng bị thoái hóa như linh miêu.

Theo quan sát khoa học, đuôi ngắn của mèo hiện đại luôn đi kèm với chân sau dài, và một số giống mèo nhà có đuôi ngắn cũng có xu hướng có chân sau dài hơn so với các giống mèo khác.

Vì vậy, các nhà khoa học đã đoán rằng gene làm ngắn đuôi của họ nhà mèo có mối quan hệ nhất định với gene kéo dài chân sau. Việc có một chiếc đuôi ngắn ở hai loài Caracal caracal và Serval có lẽ chỉ là "tác dụng phụ" của việc kéo dài chân sau và tăng cường sức mạnh của chúng.

Vào năm 2016, các nhà khoa học tại Đại học Bắc Kinh phát hiện ra rằng ít nhất ba gene có thể khiến mèo có đuôi ngắn hơn. Nhưng nguyên nhân nào khiến chân sau phát triển cùng lúc thì cho tới nay, chúng ta vẫn chưa khám phá ra.

Nhìn chung, tại sao đuôi của linh miêu lại ngắn như vậy vẫn là một vấn đề chưa được giải đáp cặn kẽ.

Cập nhật: 20/05/2022 Trí Thức Trẻ
  • 1.048