Tàu chuyên chở tự động Jules Verne (được đặt theo tên nhà văn viết chuyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Pháp), là chiếc tàu chuyên chở tự động (ATV) đầu tiên trong năm chiếc tàu chuyên chở tự động được chế tạo bởi Cơ quan không gian châu Âu (ESA), sắp sửa bay chuyến bay đầu tiên của nó. 100% các thiết bị của nó đã được lắp đặt hoàn chỉnh và đã sẵn sàng để thực hiện chuyến bay vào vũ trụ. Nhiệm vụ phóng tàu Jules Verne, được xác định là vào nửa cuối năm 2007, sẽ tiếp theo sau một chương trình thử nghiệm kéo dài 3 năm.
Nhà thầu chính và các nhóm nghiên cứu của ESA đã làm việc cật lực để hoàn tất việc thử nghiệm chiếc tàu hiện đại nhất được chế tạo bởi châu Âu từ trước đến nay. Trong những tháng quan trọng sắp tới, chương trình tiên tiến nhất này sẽ phải hoàn thành cùng một lúc 3 nhiệm vụ đó là:
Trong những tháng vừa qua, thách thức chính của việc kiểm tra chất lượng của tàu ATV đó là phải tiến hành nhiều chương trình thí nghiệm cùng lúc nhằm kiểm tra nhiều loại thiết bị kết nối của ATV với nhiều đối tác khác nhau. Mục đích chính của các chương trình thí nghiệm phức tạp và tốn thời gian này nhằm đảm bảo rằng các thiết bị phần cứng và phần mềm của ATV có thể xử lý được tất cả các tình huống giả lập và tình huống thực mà tàu Jules Verrne có thể gặp phải trong chuyến bay của mình.
Ví dụ như tại công ty RSC Energia ở ngoại ô thủ đô Mát-xcơ-va (Moscow), đây là nơi chế tạo các thiết bị lắp ghép, hệ thống nạp nhiên liệu và các thiết bị điện tử phụ trợ, các hệ thống giả lập chính bằng máy vi tính đã được tiến hành từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 3 năm nay tại GDC (khu liên hợp sửa chữa lỗi mặt đất). Ở đây, một máy giả lập cực mạnh đã tạo ra một vài tình huống giả định mà các kỹ sư chế tạo ra ATV phải đương đầu với nó nhưng vẫn phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của chuyến bay có người lái vào không gian.
Mô phỏng tàu Jules Verne (Ảnh: ESA) |
Mục đích của việc này nhằm kiểm tra và chọn ra phiên bản phần mềm tối ưu được dùng để lắp ghép với mô đun của Nga cũng các phần mềm được sử dụng để cho phép môđun của Nga điều khiển hệ thống đẩy của tàu ATV để khởi động lại và kiểm soát độ cao của trạm ISS nặng khoảng 220 tấn. Những cuộc kiểm tra này cũng bao gồm cả việc liên lạc thực giữa các thiết bị của tàu và các máy giả lập hệ thống định vị GPS.
Chương trình thí nghiệm hiện đang ở giai đoạn thành công cuối cùng, dù đã gặp phải một số trì hoãn nghiêm trọng do các sự cố không mong muốn trong quá trình kiểm tra bộ phận định vị GPS của Liên Bang Nga. Bộ phận này rất cần thiết cho hệ thống định vị tương tự của tàu ATV. Việc hiệu chỉnh kể cả việc nâng cấp các phần mềm điều khiển cũng đạt được các kết quả tốt trong cuộc kiểm tra cuối cùng.
Tại một nhà máy tương tự tại Nga, một chương trình kiểm tra kéo dài 2 tháng khác cũng sẽ được thực hiện vào mùa xuân này tại trạm Kiểm soát và Kiểm tra các thiết bị (KIS) nhằm kiểm tra việc lắp ghép thực với mô hình mô đun của Liên bang Nga dài 12.6m. Nhờ vào những lắp ghép thực này nên việc kiểm tra hệ thống neo đậu và nạp nhiên liệu do Nga chế tạo với việc sử dụng chất lỏng thực sự và các bồn chứa điều áp. Tàu Jules Verne, giống như tàu Tiến bộ của Nga, có khả năng nạp 860 kg nhiên liệu đẩy cho trạm không gian và dọn được 840 kg chất thải lỏng.
Trong khi đó, tại trung tâm nghiên cứu không gian và công nghệ của châu Âu thuộc Cơ quan không gian châu Âu (ESTEC) nằm ở thành phố Noordwijk của Hà Lan, tàu Jules Verne đang phải trải qua 2 cuộc kiểm tra về môi trường quan trọng được thực hiện suốt năm 2006.
Cuộc kiểm tra thứ nhất là về âm thanh nhằm thẩm tra khả năng chống lại tiếng ồn được tạo ra trong quá trình phóng tàu. Cuộc kiểm tra này đã kết thúc một cách thành công vào tháng 7 năm ngoái.
Cuộc kiểm tra thứ hai là kiểm tra về khả năng chịu nhiệt trong môi trường chân không nhằm kiểm tra xem tàu Jules Verne trong trạng thái hoạt động có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của vũ trụ với nhiệt độ cực kỳ cao trong môi trường chân không. Cho dù chiếc tàu đã sẵn sàng để kiểm tra nhưng cuộc kiểm tra buộc phải hoãn lại do việc đánh giá thời gian không đúng mức cần thiết để xác định chính xác quy trình cần thiết cho cuộc kiểm tra khi tất cả các thiết bị của chuyến bay đã được đưa vào. Cuối cùng thì khoảng một tuần trước kỳ Giáng sinh năm ngoái, tàu Jules Verne cũng đã trải qua cuộc thí nghiệm này thành công.
Cũng vào mùa thu năm ngoái, nhờ có thiết bị kiểm tra thân tàu lớn nhất của châu Âu nằm ở phía Tây nước Pháp, kỹ thuật lắp ghép của tàu Jules Verne đã được kiểm tra thành công. Đây là lần đầu tiên chiếc tàu đã hoạt động trong những điều kiện "nhào lộn kín". Trong điều kiện này tất cả các thiết bị của con tàu như hệ máy tính, phần mềm điều khiển, các bộ phận cảm ứng, đường bay đều được hoạt động một cách thực hoặc được giả lập như lực quán tính của tàu, khai hỏa hệ thống đẩy ...
Mọi thứ đã sẵn sàng
Mô phỏng tàu chuyên chở tự động lắp ghép với mô đun Zvezda của Liên Bang Nga (Ảnh: ESA) |
Thế Kiệt