Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Người bị trào ngược dạ dày nên chú ý những điều gì?
  •   56
  • 3.706

Khi bị trào ngược dạ dày, nhiều người sẽ gặp phải hiện tượng ợ hơi, chướng bụng và không dám ăn thêm bất kỳ món gì nữa.

Trào ngược dạ dày thực quản còn gọi là GERD (Gastroesophageal Reflux Disease), là tình trạng rối loạn mạn tính của cơ thắt thực quản dưới làm cho dịch dạ dày bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi trào lên thực quản gây viêm và tổn thương ở đường tiêu hóa và hô hấp trên.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng chảy ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng này có thể gây ra hiện tượng ợ nóng, chướng hơi, khó tiêu, ruột gan cồn cào... Nguyên nhân hình thành bệnh thường xuất phát từ việc co thắt thực quản dưới, gây suy yếu hoặc tổn thương bên trong.

Bệnh có thể gây viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản, hen suyễn, viêm thanh quản mạn tính, sâu răng, viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa tái phát nhiều lần...

Khi gặp phải tình trạng này thì các loại thức ăn bạn nạp vào cơ thể sẽ gây ra một lượng axit không nhỏ.
Khi gặp phải tình trạng này thì các loại thức ăn bạn nạp vào cơ thể sẽ gây ra một lượng axit không nhỏ.

Trong khi đó, thực quản dưới lại là nơi ngăn chặn thức ăn trong dạ dày di chuyển vào thực quản. Khi gặp phải tình trạng này thì các loại thức ăn bạn nạp vào cơ thể sẽ gây ra một lượng axit không nhỏ. Để hạn chế nguy cơ khiến bệnh thêm tồi tệ, bạn nên chú ý tới một số nguyên tắc khi ăn uống và lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp đối với người đang bị trào ngược dạ dày.

2 nguyên tắc quan trọng khi ăn uống mà người bị trào ngược dạ dày nên chú ý:

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao và dễ gây kích thích thực quản dưới như trái cây có múi (chanh, cam, quýt), đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị...
  • Chọn ăn những loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit như bánh mì, bột yến mạch, protein dễ tiêu... Vì các thực phẩm này có thể giúp tránh sự bào mòn axit dạ dày và hạn chế nguy cơ co thắt thực quản dưới.

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn. Để làm được nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra một axit rất mạnh là axit hydrochloric HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin- đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà bản thân dạ dày có một hàng rào rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme quay lại “ăn mòn” dạ dày. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư. Cụ thể:

  • Loét thực quản: Các vết loét có thể chảy máu, gây đau đớn và khó nuốt.
  • Hẹp và sẹo thực quản: khi tổn thương liền lại có thể để lại sẹo gây hẹp thực quản làm tắc nghẽn đường lưu chuyển thức ăn.
  • Thực quản Barrett: là tình trạng mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột (dị sản ruột). Quá trình này là kết quả của sự tổn thương liên tục đến lớp lót của thực quản và nguyên nhân phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào đã bị biến đổi này có thể tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. Do đó, những người bị thực quản Barrett được khuyên nên có nội soi dạ dày định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.
  • Ung thư thực quản: Có 2 loại ung thư thực quản chính: Ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, một yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản là thực quản Barrett. Người ta ước tính cứ 10 - 20 người có thực quản Barrett thì có 1 người bị ung thư thực quản sau 10 - 20 năm.
  • Biểu hiện ngoài thực quản: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa tái diễn nhiều lần. Tăng nặng bệnh hen suyễn. Ăn mòn răng, axit trào vào phổi có thể gây xơ phổi....

Cách điều trị trào ngược thực quản dạ dày

Thuốc

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là thuốc điều trị chính với mục đích làm giảm tiết axit dạ dày. Các phác đồ khởi trị PPI với liều tấn công trong 4 đến 8 tuần sau đó điều trị duy trì với liều giảm dần. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc khác như ức chế thụ thể H2, Alginate kết hợp với một số thuốc trợ vận động như Domperidone, Methochlopramide...

Phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa không thành công và có biến chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Y học cổ truyền

Tùy theo thể bệnh của người bệnh, dược sĩ sẽ sử dụng các vị thuốc trong nhóm hành khí giải uất, sơ can, lý khí hòa vị, kiện tỳ kết hợp tùy theo thể bệnh. Các bài thuốc hay sử dụng như tiêu dao tán, bán hạ hậu phác thang.


Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có cảm giác nóng rát lan tỏa dọc phía cổ họng. (Ảnh: Medical News Today).

Châm cứu

Có nhiều phương thức điều trị như hào châm, cấy chỉ, nhĩ hoàn. Các huyệt thường dùng là trung quản, đản trung, nội quan, túc tam lý, thái xung, công tôn, tam âm giao, vùng thần môn, giao cảm, tỳ, vị...

Dưỡng sinh

Bệnh nhân có thể thư giãn, giảm stress bằng các bài tập thở dưỡng sinh.

Chế độ sinh hoạt

Người bệnh nên giảm cân nếu béo phì, không hút thuốc lá, tránh các bữa ăn tối muộn (ăn trước ngủ 2-3 tiếng), tránh nằm ngay sau ăn, nâng cao đầu giường khi ngủ. Hạn chế thức ăn chua cay, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, chocolate, rượu bia, đồ uống có ga, không uống nước trong bữa ăn. Thư giãn, giảm stress là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Theo bác sĩ Nhi, trào ngược dạ dày thực quản cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận để đưa ra phác đồ điều trị kết hợp chế độ sinh hoạt để tránh tái phát. Khi có các triệu chứng nuốt khó, nuốt đau, khàn tiếng, nôn ra máu, nghẹt thở, khó thở về đêm, sụt cân, cần phải đến ngay bệnh viện để khám và thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng.

Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Đừng nằm xuống sau khi ăn no

Khi bạn ăn một bữa ăn và sau đó đi nằm ngay, các chất trong dạ dày có thể dễ dàng bị đẩy lên cao, vì nó gây áp lực lên cơ thắt thực quản. Tuy nhiên, nếu người bệnh ngồi hoặc đứng thẳng, trọng lực hoạt động có lợi giúp giảm thức ăn trào ngược lên.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể là nguy hiểm nhất. Nếu thường xuyên trào ngược dạ dày vào ban đêm xảy ra, nguy cơ biến chứng tăng lên.

Tuy nhiên, có một số cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản vào ban đêm.

Nằm xuống duỗi thẳng người ép các chất và thức ăn trong dạ dày chống lại cơ thắt thực quản dưới. Gối đầu cao hơn so với dạ dày, trọng lực giúp giảm áp lực trong dạ dày.

Nâng toàn bộ đầu giường bằng cách đặt gạch hoặc khối gỗ dưới chân giường, để giường nằm nghiêng một chút sẽ giúp người bệnh tránh các triệu chứng trào ngược khi ngủ.

Lựa chọn quần áo phù hợp

Tránh thắt lưng bó sát, quần jean bó sát và quần áo thanh mảnh có thể giúp ngăn ngừa kích ứng với cơ thắt thực quản dưới.

Các loại thực phẩm phù hợp cho người đang bị trào ngược dạ dày

Lòng trắng trứng

Những người mắc chứng trào ngược dạ dày chỉ nên ăn lòng trắng trứng chứ không nên ăn kèm cùng lòng đỏ. Do lòng đỏ có chứa nhiều chất béo nên dễ gây kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, từ đó làm xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Bánh mì, bột yến mạch

Bánh mì

Đây vốn là một loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nguồn chất xơ dồi dào. Đồng thời, nó còn có thể hấp thụ axit trong dạ dày và làm giảm bớt các triệu chứng trào ngược từ bên trong.

Các loại đậu

Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ... đều là những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ lớn nên sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày diễn ra tiếp.

Thịt nạc

Các loại thịt nạc như gà, cá... đều có chứa rất ít chất béo nên sẽ làm giảm bớt nguy cơ trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên chú ý dùng phương pháp nướng, luộc, thay vì chiên, rán để không làm tiết ra nhiều axit trong dạ dày.

Gà hầm sâm

Sữa chua

Sữa chua vốn rất giàu lợi khuẩn nên giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Do đó, những người bị trào ngược dạ dày nên ăn 1 cốc sữa chua mỗi ngày để cải thiện tình trạng tiêu hóa tốt hơn.

Các loại hạt

Óc chó, hạnh nhân, mắc ca... đều là những nguồn chất béo lành mạnh rất tốt cho cơ thể. Khi bạn bổ sung vào thì nó sẽ làm giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa bên trong. Nhờ đó, tình trạng trào ngược dạ dày sẽ không còn xuất hiện và gây hại sức khỏe của bạn nữa.

Rau củ quả

Trong thời kỳ đang mắc chứng trào ngược dạ dày, bạn nên chủ động ăn nhiều rau xanh để thu về nguồn chất xơ dồi dào và giúp giảm bớt tình trạng bệnh trong cơ thể.

Cập nhật: 29/07/2024 Tổng Hợp
  • 56
  • 3.706