Thử nghiệm Thuyết tương đối của Albert Einstein trên vũ trụ

  •   3,73
  • 4.717

Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein sẽ được đưa vào thử nghiệm thực tế trên một vệ tinh mới được phóng lên vũ trụ.

Cuộc thử nghiệm này có thể làm thay đổi nhận thức của chúng ta về môn vật lý.

Các nhà khoa học cho biết vệ tinh "Microscope" của Pháp, được cơ quan vũ trụ Arianespace phóng lên quỹ đạo ngày 25/4, sẽ giúp giải đáp thắc mắc của một trong những thuyết nổi tiếng nhất của Einstein, đồng thời mở ra những nhận thức mới về lực hấp dẫn.

Theo đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng một bộ dụng cụ đo hai miếng kim loại khác nhau - một miếng là titan và miếng kia là hợp kim platin - rôđi chuyển động trong quỹ đạo.

Vệ tinh "Microscope" của Pháp, được cơ quan vũ trụ Arianespace phóng lên quỹ đạo ngày 25/4.
Vệ tinh "Microscope" của Pháp, được cơ quan vũ trụ Arianespace phóng lên quỹ đạo ngày 25/4.

Trong không gian, các nhà khoa học có thể nghiên cứu sự chuyển động tương đối của hai vật thể trong trạng thái hoàn toàn rơi tự do trên vệ tinh đang chuyển động trong quỹ đạo.

Trước đó, cơ quan Arianespace cho biết thuyết tương đối của Einstein chứng minh trong trạng thái rơi tự do hoàn toàn, hai vật thể sẽ chuyển động theo cùng một hướng.

Nhưng nếu những vật thể này bị tác động ở những trạng thái khác nhau, nguyên tắc này sẽ bị phá vỡ và các nhà khoa học cho rằng điều này có thể làm thay đổi kiến thức cơ bản về vật lý.

Năm 1915, Albert Einstein công bố Thuyết tương đối tổng quát, trong đó mô tả lực hấp dẫn là một thuộc tính cơ bản của không gian và thời gian.

Ông đã đưa ra một tập hợp các phương trình mô tả sự biến dạng của không gian và thời gian liên quan đến năng lượng và động lượng.

Thuyết tương đối của Einstein đã từng được quan sát thấy nhiều lần trong thực tế.

Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan sát được các hiện tượng có thể giải thích bằng Thuyết tương đối.

Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa thể tiến hành các thử nghiệm thực tế của Thuyết tương đối này.

Cập nhật: 27/04/2016 Theo TTXVN/Vietnam+
  • 3,73
  • 4.717