Trái đất bị béo phì

  •   3,73
  • 1.895

Hành tinh xanh không phải là nơi duy nhất trong vũ trụ có sự sống và cũng bị chi phối bởi định luật "sinh, lão, bệnh, tử". Hiện nay, trái đất của chúng ta bắt đầu bước vào giai đoạn bệnh, và căn bệnh đó chính là "béo phì".

(Photo: Nasm)

Sự gia tăng kích thước và khối lượng của trái đất một phần do yếu tố vận động nội tại xuất hiện dưới vỏ lẫn trong lòng trái đất, cùng với những yếu tố vũ trụ khác. Hằng năm, có hàng trăm thiên thạch lạc vào bầu khí quyển và bị huỷ diệt một cách không thương tiếc trước khi có cơ may tiếp địa an toàn. Từng hạt bụi của chúng rơi xuống bề mặt trái đất khiến cho "da thịt" của hành tinh xanh ngày một dày lên với tốc độ tăng cân khoảng 1 tỷ tấn/năm. Cũng giống như con người, việc trái đất bị "béo phì" đang khiến cho nó phải đối mặt với những phản ứng phụ kèm theo. Điểm dễ nhận thấy nhất là tốc độ chuyển động xung quanh nó và mặt trời thay đổi theo năm tháng. Cách đây 3 tỷ năm, một ngày đêm của trái đất chỉ kéo dài trong 19 giờ. Qua 1 tỷ năm, ngày và đêm đã kéo dài tới 25 giờ. Vì vậy, vài tỷ năm sau, nếu đồng hồ sinh học của con người không thay đổi, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải học cách ngủ giữa ban ngày, vì càng "béo", trái đất càng vận động một cách ì ạch hơn.

Do bị tăng trọng lượng, nên vòng quay của trái đất xung quanh mình đã chậm mà quanh mặt trời còn chậm hơn. Điều đó khiến cho lực hấp dẫn giữa hành tinh của chúng ta với mặt trời bị yếu đi và kết quả theo thời gian, hành tinh xanh ngày càng bị văng ra xa khỏi tâm Thái dương hệ. Theo tính toán hiện nay, hằng năm trái đất cách xa mặt trời thêm khoảng 22 m. Điều này sẽ cứ tiếp diễn với gia tốc bất định và sẽ tới một ngày hành tinh của chúng ta không có ánh nắng mặt trời chiếu xuống.

Tuy nhiên, đó chưa phải là thảm hoạ cuối cùng. Do khối lượng trái đất ngày càng tăng theo năm tháng và đến thời điểm nhất định, sức nặng của chính nó vượt qua trị giá giới hạn về khối lượng sẽ tạo ra một áp suất kinh khủng xuống tâm trái đất, khiến cho các phản ứng hạt nhân đột nhiên bùng phát. Kết quả, trái đất tự đốt mình và biến thành nguồn phát năng lượng ra ngoài vũ trụ, y hệt mặt trời hiện nay. Đến giai đoạn này, trái đất đã tự mình khai tử và chuyển sang "kiếp" khác - thành một địa cầu lửa trong vũ trụ với sức nóng phát ra từ bề mặt lên quá 1.000 độ C.
Theo VnExpress/KH&ĐS
  • 3,73
  • 1.895