Một nghiên cứu của Tổ chức Environmental Health Trust đã phát hiện ra trẻ em hấp thụ các bức xạ vi sóng từ điện thoại di động nhiều gấp đôi so với người trưởng thành.
>>> 10 cách giúp trẻ an toàn khi dùng điện thoại
Nhóm nghiên cứu đã cho biết trẻ em hấp thụ bức xạ từ ĐTDĐ vào đầu chúng nhiều gấp đôi so với người lớn, riêng lượng bức xạ bị hấp thụ vào vùng chân hải mã (hippocampus - tức chỗ phồng ở sàn não thất trái) và vùng đồi thị (hypothalamus - tức vùng não trước ở não thất thứ ba) nhiều hơn gấp 3 lần.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm những người lớn thường để ĐTDĐ trong túi áo hoặc túi quần suốt ngày, nên sự phơi nhiễm của họ đối với sóng điện từ luôn luôn vượt xa tiêu chuẩn hướng dẫn mà Uỷ ban viễn thông Liên bang của Mỹ đưa ra. Lý do là quá trình đánh giá bức xạ vi sóng trong thiết kế công nghiệp bị các nhà sản xuất vi phạm.
Trẻ em còn bị hấp thụ vào mắt nhiều hơn nữa và
vào tủy xương nhiều gấp 10 lần so với người lớn.
Những kết quả thử nghiệm (mức độ phơi nhiễm bức xạ) lại được tiến hành trên cơ thể một người đàn ông to béo, trong khi đáng ra - theo nhóm nghiên cứu - phải thử nghiệm trên tất cả các đối tượng khác nhau về mặt giải phẫu, bao gồm cả những lứa tuổi khác nhau, thậm chí cả với phụ nữ đang mang thai.
Mặt khác, phải nghiên cứu tỉ mỉ hơn tác động của bức xạ trên tất cả các loại mô trong cơ thể. Khi kiểm tra tác dụng của bức xạ đối với trẻ em, cần phải áp dụng cách tiếp cận gọi là “thấp nhất có thể thực hiện hợp lý” (As Low As Reasonably Achievable, viết tắt là ALARA) mà các thiết bị bức xạ vẫn áp dụng.
Những mối nguy hiểm tiềm năng của ĐTDĐ đặc biệt là ung thư đang tăng lên nhất là đối với trẻ em.
Một vấn đề lớn tạo ra nguy hiểm nữa là không được để trẻ em bị tiếp xúc với ĐTDĐ lâu dài hoặc cho chúng sử dụng ĐTDĐ riêng bằng bất cứ giá nào. Tác dụng có hại tiềm ẩn lâu dài nên nếu chúng được sử dụng ĐTDĐ sớm thì sau nhiều năm mới xuất hiện.
Bản báo cáo này được đăng trong Tạp chí Electromagnetic Biology and Medicine.