Trở thành ong chúa hay ong thợ là do ruồi ký sinh quyết định

  •  
  • 4.366

Điều kỳ lạ đang xảy ra tại các cánh rừng nhiệt đới vùng đất thấp tại Panama và Costa Rica. Một loài ruồi ký sinh gây ảnh hưởng đến tập tính xã hội của loài ong hoạt động về đêm giúp quyết định con ong nào trở thành ong chúa còn con nào thành ong thợ.

Kết quả nghiên cứu do đại học Washington và Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian thực hiện là ví dụ đầu tiên được ghi chép về tác động tính cực của vật ký sinh đối với tập tính xã hội của vật chủ. Trong trường hợp ở loài ong, ấu trùng ruồi đã lấy thức ăn từ những con ong chưa trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những con ong nhỏ hơn sinh ra trong tổ đều bị mẹ chúng kiểm soát. Chúng có xu hướng hoạt động giống như những kẻ lao động phụ việc trong khi các con to lớn hơn thường tách ra và xây dựng tổ mới rồi trở thành ong chúa đẻ trứng. Những con ong nở ra từ ô chứa trứng đồng thời làm nhà cho ruồi ký sinh thường nhỏ hơn những con ong cùng tổ nhưng sinh ra từ ô không có ruồi. Ruồi ký sinh có thể đã kích thích các tập tính ong thợ ở một số con ong.

Loài ruồi ký sinh tí hon Chloropidae. (Ảnh: insect.cz)

Sean O'Donnell – phó giáo sư ngành tâm lý học thuộc đại học Washington đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu công bố trên số đang phát hành của tờ Journal of Insect Behavior – cho biết: “Chúng ta thường nghĩ xấu về vật ký sinh làm hại đến sức khỏe, sự tồn tại hay khả năng sinh sản của vật chủ. Nhưng trong trường hợp này vật ký sinh lại không sống bên trong vật chủ mà nó vẫn có thể lấy thức ăn từ vật chủ”.

“Chúng tôi cho rằng ruồi ký sinh không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của ong. Mẹ của ong con cũng có thể được lợi khi có ong phụ việc, hay ong thợ, ở xung quanh để bảo vệ tổ làm tăng khả năng tồn tại của bầy ong”.

O’Donnell cùng các cộng sự đã nghiên cứu hai loài ong nhiệt đới có mối quan hệ gần gũi với nhau là Megalopta genalis và Megalopta ecuadoria cộng với họ ruồi ký sinh rất nhỏ có tên Chloropidae.

Hai bầy ong này đã trợ thủ thụ phấn đắc lực của các loài cây nở hoa ban đêm. Ong cái có thể làm tổ một mình hoặc sống trong bầy đàn nho nhỏ. Tổ ong thường được hình thành từ 2 hoặc 4 cá thể bao gồm 1 ong chúa và con cháu của nó.

Ong chúa và bầy ong thợ bao quanh. (Ảnh: dkimages)

Các tập tính quan sát được cho thấy ong lấy mật không sinh sản cũng như đội ong bảo vệ nhỏ hơn nhiều so với ong chúa trong tổ, mặc dù kích cỡ tương đối của các con ong biến đổi khác nhau theo từng tổ. Tại nơi mà ruồi ký sinh dường như thích nghi, chúng sẽ ảnh hưởng đến tập tính của các con ong. Ong thường làm tổ trong các cành cây hay que củi rỗng treo trong rừng nhiệt đới. Ruồi ký sinh sẽ đẻ trứng ngay lối vào tổ. Một số trứng rơi ngẫu nhiên vào các ô hay các phòng mà ong xây nên. Mỗi một quả trứng có mang ấu trùng và phấn hoa làm thức ăn cho ấu trùng. Sau đó các ô sẽ được bịt kín, nên nếu ô nào có chứa trứng ruồi, các con ruồi mới nở sẽ cạnh tranh với ấu trùng ong để giành giật lấy nguồn thức ăn có hạn.

O’Donnell cho biết: “Có sự khác biệt trong kích thước tự nhiên ở các con ong, điều này có cơ sở một phần là nguồn thức ăn có sẵn trong ô chứa trứng. Nếu một hay nhiều con ruồi trong ô làm giảm nguồn cung cấp thức ăn có thể là nhân tố rất quan trọng. Càng nhiều ruồi ký sinh trong ô thì ong sinh ra càng nhỏ. Điều mấu chốt ở đây chính là kích cỡ cơ thể tương đối so với bạn cùng tổ của bầy ong. Những con ong lớn hơn sẽ trở thành ong chúa vì chúng không hề bị hạn chế”.

Các nhà nghiên cứu đã nuôi ong và ruồi ký sinh trong các ô khác nhau. Họ đếm được tới 15 con ruồi nhỏ trong chỉ trong một ô. Một số ô không có con ruồi nào.

O’Donnel nói: “Nghiên cứu này mang lại những thông tin đi ngược với trực giác của chúng ta về ảnh hưởng của vật ký sinh. Nó thúc giục chúng ta phải tìm hiểu các mối quan hệ sinh thái phức tạp giữa nhiều loài khác nhau. Hoạt động ký sinh có thể khuyến khích tính xã hội trong một số trường hợp. Trong trường hợp này, vật ký sinh đã thúc đẩy các tập tính xã hội của bầy ong”.

Trà Mi (Theo PhysOrg)
  • 4.366