Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện khu vực từng bị bao phủ bởi một dòng sông băng có độ tuổi khoảng 2 đến 3 triệu năm trước và biến mất cách đây khoảng 20.000 năm, trên một dãy núi miền Đông Bắc tỉnh Cam Túc.
Khu vực được phát hiện có độ cao trung bình 3.500 mét so với mực nước biển. Tại đây có những thung lũng, đỉnh núi dốc đứng, những vết nứt khổng lồ. Đây là những đặc điểm chỉ có thể hình thành trong thời kỳ băng hà.
Khu vực sông băng trong kỷ băng hà tại Cam Túc, Trung Quốc
Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc địa chất và quá trình biến đổi môi trường tại đây. Những nghiên cứu đã cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng về thời kỳ băng hà thứ tư cũng như sự thay đổi về địa lý và khí hậu khu vực phía Tây Trung Quốc.
Những dấu hiệu xói mòn do sông băng gây ra được thể hiện ở hình thái địa hình. Dấu vết đất đá bị trôi theo dòng sông băng theo chiều từ trên xuống còn thể hiện khá rõ nét.
Địa hình điển hình của các khu vực từng bị băng bao phủ trong thời kỳ băng hà
Thời kỳ băng hà lớn nhất là kỷ Pleitoxen cách đây 10.000 năm đến 1,6 triệu năm . Trong thời kỳ này, các khối băng ở Bắc bán cầu tiếp tục mở rộng và trải dài xuống gần khu vực xích đạo.
Trung Quốc có 59.406 km2 từng bị bao phủ bởi các sông băng trong thời kỳ băng hà, chiếm 14,5% tổng diện tích sông băng toàn thế giới thời kỳ bấy giờ. Chỉ tính riêng khu vực Tây Tạng đã từng có 28.645 km2 diện tích từng bị băng tuyết bao phủ ở kỷ băng hà.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, lớp băng tại 2 cực của Trái Đất đã biến mất khoảng 5,5% trong vòng 40 năm qua, tương đương 3.248 km2.