Trung Quốc phát hiện hóa thạch “Bọ cạp biển” 430 triệu năm

  •  
  • 147

Một nghiên cứu được công bố dưới dạng các bài báo trên tạp chí quốc tế “Thông báo Khoa học” gần đây cho biết, nhóm nghiên cứu thuộc Viện địa chất và Cổ sinh vật Nam Kinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc phát hiện ra một giống loài mới của cua móng ngựa ở miền Nam Trung Quốc: Cua khổng lồ Tú Sơn.

Cua khổng lồ Tú Sơn có chiều dài gần 1 mét, các chi phụ có gai dài cứng, mật độ cao, thân sau và đuôi giống bọ cạp. Các chi phụ được xem là bộ phận dùng để cố định con mồi và phản ánh khả năng săn mồi mạnh mẽ của cua móng ngựa.

 Hóa thạch loài mới của cua móng ngựa ở Trung Quốc.
Hóa thạch loài mới của cua móng ngựa ở Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Cua móng ngựa là một loài động vật chân đốt quan trọng sống trong thời cổ đại và có họ hàng gần với loài nhện hiện đại. Vì có hình dạng giống bọ cạp nên thường gọi là bọ cạp biển. Cua móng ngựa lần đầu xuất hiện ở kỷ Ordovic, đạt đến đỉnh cao trong kỷ Silur, sau đó suy giảm và hoàn toàn tuyệt chủng vào cuối kỷ Permi.

Do số lượng hóa thạch có hạn đã hạn chế sự hiểu biết của các nhà khoa học về sự đa dạng hình thái, sự phân bố địa lý và sự tiến hóa của nhóm loài cua móng ngựa. Các hóa thạch phát hiện lần này được bảo quản tương đối tốt từ các phần phụ sinh dục, đuôi, hoa văn trên cơ thể và nhiều đặc điểm khác, cung cấp bằng chứng cho các cuộc thảo luận về sự đa dạng hình thái của loài này.

Dựa trên phân tích hình thái và phát sinh loài, các nhà nghiên cứu đã xác định được vị trí phát sinh loài trong họ cua móng ngựa Trung Quốc. Là một loài chân đốt với lợi thế các chi phụ sắc bén, cua móng ngựa Tú Sơn có thể đóng vai trò là động vật ăn thịt hàng đầu trong môi trường nước nông.

Cập nhật: 05/10/2021 Theo VOV
  • 147