Trước kia ước tính 500 người mắc thì có một ca tử vong, nhưng hiện nay con số này tăng 3-4 lần ở một số nước. Indonesia hơn 650 ca nhưng đã tử vong 3, Malaysia tử vong 15 trong hơn 1.500 người mắc.
Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, có nước như Thái Lan tử vong đến 81 người, hầu hết các nước đều có ca nhiễm và tử vong, như Philippine mắc 3207 ca, tử vong 8, Singapore mắc 1217, tử vong 8, Brunei mắc 786, tử vong 1, Lào mắc 156, tử vong 1. |
Tại Việt Nam, số ca mắc mới tăng lên từng ngày, có ngày lên đến gần 70 ca. Đến ngày 7/8, cả nước có 1.078 trường hợp dương tính, một người đã tử vong. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lo ngại tình hình dịch sẽ càng phức tạp hơn khi mùa đông sắp tới.
Tiến sĩ Jean Marc Olive, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận định: "Trong mùa đông, virus H1N1 sẽ hoạt động càng mạnh hơn. Mùa đông tới cũng đồng nghĩa mùa cúm tới, khi ấy sẽ khó phân biệt cúm mùa với H1N1. Ngoài ra, đây cũng là mùa tựu trường nên khả năng lây lan bệnh rộng sẽ càng lớn".
Tiến sĩ cũng lưu ý, tại Việt Nam, virus H5N1 vẫn còn lưu hành nên người dân cần cảnh giác. Khi có biểu hiện cúm thì phải khám để phân loại xem là H5N1 hay H1N1.
Dự đoán về khả năng kết hợp của virus H1N1 với H5N1 trong thời gian tới, tiến sĩ Olive cho biết: "Khả năng virus H1N1 kết hợp với H5N1 là có, nhưng tôi lo lắng là khả năng kết hợp giữa cúm mùa và H1N1 dễ hơn. Vì cúm mùa cũng lây từ người sang người qua tiếp xúc, còn H5N1 là lây từ gia cầm cho người".
Theo tiến sĩ, trong thời gian này, nếu học sinh, người đi làm bị ốm thì nên ở nhà, tránh lây bệnh cho người khác. Khi hết ốm hoặc hết triệu chứng sau một ngày mới đi học, đi làm.
Ngày 7/8, Bộ Y tế đã đưa ra 10 khuyến cáo phòng chống cúm H1N1 tại nơi làm việc. Trong đó, lưu ý: |