Vắc-xin và nỗi sợ

  •  
  • 281

Vắc-xin khiến chúng ta sợ hãi. Chúng đã luôn và có lẽ sẽ mãi khiến chúng ta sợ hãi. Chúng ta cảm giác như bị tiêm một lọ chứa thứ gì đó vào cơ thể mình, mà thực chất là những vi rút đã chết hoặc bị làm suy yếu với một mục đích đáng sợ chứ không phải vì động cơ có lợi.

Ngày nay chúng ta lại lo sợ rằng vắc-xin gây bệnh tự kỉ. Mặc dù rất nhiều nghiên cứu công phu được tiến hành trong thập kỉ trước không phát hiện được mối liên hệ nào giữa vắc-xin và bệnh tự kỉ, nhưng nỗi sợ vẫn còn lẩn quất không nguôi. Hy vọng chúng ta sẽ sớm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh tự kỉ cũng như tìm ra các biện pháp điều trị. Nhưng lịch sử cho thấy nỗi sợ đối với vắc-xin dường như sẽ còn tiếp tục.

Vào đầu những năm 1900, người ta lo sợ rằng vắc-xin gây ra một loại bệnh dịch mới được gọi là ung thư. Trong những năm 1950, người Mỹ tin rằng tiêm vắc-xin phòng ngừa đậu mùa và bệnh bại liệt đã khiến họ mắc những căn bệnh này. Vào thập kỉ 80, rất nhiều người cho rằng vắc-xin gây ra Hội chứng chết non đột ngột (Sudden Infant Death Syndrome). Lúc đó vắc-xin chính là tội phạm.

Thời kì sóng gió

Mối liên hệ giữa vắc-xin và bệnh tự kỉ có thể tồn tại. Nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ này đã được đầu tư tài chính rất nhiều. Nhưng theo một bài báo trên tờ American Journal of Public Health của tác giả Jeffrey Baker thuộc đại học Y Duke, nguồn gốc của mối liên kết được giả thuyết hóa này ít dựa trên khoa học nhưng lại bám chủ yếu vào các vụ việc tách rời tình cờ lại có điểm chung:

• Vào những năm 1960, thủy ngân được xác nhận là chất gây ô nhiễm môi trường gây nên các chứng rối loạn thần kinh;
• Bệnh tự kỉ được coi là một nhóm các chứng rối loạn vào những năm 1970;
• Trong thập niên 80, số lượng vắc-xin dành cho trẻ em tăng lên;
• Sự xuất hiện của internet vào những năm 1990.

(Ảnh: ehs.uky.edu)

Baker lần theo tỉ lệ tăng bệnh tự kỉ quan sát được vào những năm 1980 để xác định số lượng trẻ em mắc chứng rối loạn này. Khi con số ngày một tăng lên thì dường như nó biểu thị một bệnh dịch đang hoành hành – đây là giả thuyết vẫn còn gây tranh cãi bởi tại thời điểm đó rất khó để hiểu được tỉ lệ mắc bệnh cho đến khi người ta định nghĩa được căn bệnh tự kỉ.

Theo Baker, các ông bố bà mẹ có học thức có con bị bệnh tử kỉ nhanh chóng nản lòng bởi thiếu thốn liệu pháp điều trị cũng như các dịch vụ công cộng còn hạn chế. Họ bắt đầu gặp gỡ nhau và tìm kiếm câu trả lời. Rất nhiều ông bố bà mẹ đã tìm hiểu các giả thuyết biến đổi đáng hổ thẹn nhất của Andrew Wakefield. Ông ta cho rằng ruột bị thủng có thể giải phóng chất độc làm ảnh hưởng đến não. Bài viết của Wakefield trên Lancet vào năm 1998 đã kết nối chứng tự kỉ dạng thoái lui và bệnh tiêu chảy theo sau mũi tiêm ngăn ngừa bệnh sởi Đức (rubella) – quai bị - sởi (MMR) đã làm dấy lên phong trào vắc-xin và bệnh tự kỉ. Tuy nhiên nghiên cứu này kể từ đó đã bị bác bỏ hoàn toàn.

Vấn đề với thủy ngân

Trong khi đó, các chuyên gia môi trường đang lo lắng với nồng độ thủy ngân dạng methylmercury trong các nguồn nước cũng như cá có thể gây ra nhiều vấn đề thần kinh. Quốc hội Hoa Kì cùng với luật pháp đã yêu cầu FDA đánh giá nồng độ thủy ngân trong nhiều sản phẩm khác nhau. Một số vắc-xin có chứa thủy ngân dạng ethylmercury với vai trò làm chất bảo quản.

Ethylmecury không phải là chất độc giống methylmercury. Sự khác biệt này cũng giống như khác biệt giữa ethanol (trong rượu) và methanol (hay còn gọi là rượu gỗ, chất sẽ khiến chúng ta bị mù rồi tử vong). Tuy nhiên do thiếu tiêu chuẩn đánh giá ethylmercury, FDA tuyên bố vào năm 1999 rằng vắc-xin sẽ có tỉ lệ ethylmercury cao hơn mức an toàn đặt ra đối với methylmercury.

Tuy nhiên điều đó cũng không làm giảm đi nỗi sợ. Các cuộc tranh luận xung quanh bệnh tự kỉ vẫn tiếp diễn, ngay cả khi vắc-xin MMR không chứa ethylmercury. Đó là nơi mà internet đã nhảy vào, đây là kho chứa những thông tin chỉ đúng một phần với vô số các trang web quảng bá giả thuyết của Wakefield cũng như tuyên truyền sự nguy hiểm của thủy ngân. Lúc đó internet được kết nối chỉ với một suy nghĩ duy nhất rằng vắc-xin, việc mua bán sử dụng thuốc cũng như ô nhiễm là tồi tệ.

Điều này có vẻ như hợp lý: tỉ lệ mắc bệnh tự kỉ đang tăng lên, số lượng vắc-xin cũng tăng lên, một tờ báo có thực đã đăng tải một bài viết có thực quả quyết tồn tại mỗi liên hệ giữa vắc-xin và bệnh tự kỉ, cuối cùng phương tiện thông tin đại chúng lại chưa bao giờ giải thích đầy đủ về các hợp chất của thủy ngân.

Giai đoạn tiếp theo

Phong trào vắc-xin và bệnh tự kỉ đã biến tướng thành một dạng mới. Có lẽ không phải là thủy ngân khi thủy ngân đã bị loại khỏi thành phần tạo vắc-xin nhiều năm trước đây. Có lẽ đó cũng không phải là chuyện lủng ruột. Có lẽ đó là đợt oanh tạc của tất cả các loại vắc-xin đối với hệ miễn dịch của trẻ em.

Đây là một giả thuyết hợp lý nữa đáng để nghiên cứu tìm hiểu, nhưng dường như nó sẽ không thể đứng vững được. Trong khi con số vắc-xin vẫn tăng lên, bản thân vắc-xin lại có thành phần phức tạp hơn với ít kháng nguyên hơn – loại chất tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể, do đó mà ngày nay cơ thể chúng ta sẽ ít phải rèn luyện với cường độ cao.

Vậy cần phải ngắt quãng các liều vắc-xin để đề phòng? Đó là ác mộng về sức khỏe của công chúng. Chúng ta sẽ phải để những đứa trẻ dễ mắc các bệnh chết người hoặc gây tàn tật thêm một năm hoặc hơn, nhưng duy trì lịch tiêm vắc-xin không phải là một điều dễ thực hiện.

Tôi không thể phủ nhận các chương trình tiêm vắc-xin ở phương diện cá nhân hay tôn giáo. Đó là điều đang xảy ra tại Nigeria với vắc-xin phòng bệnh bại liệt. Kết quả là, bệnh bại liệt đã lây lan từ Nigeria sang 23 quốc gia khác, chủ yếu là các nước Hồi giáo, Yemen và Inđônexia, gây hại ít nhất 1500 trẻ em kể từ năm 2003 theo Tổ chức y tế thế giới.

Người dân Nigeria cũng có nỗi sợ riêng của họ: Vắc-xin có thể mang vi rút HIV và khiến trẻ suy dinh dưỡng. Dù nỗi sợ của chúng ta có là gì đi nữa, vi rút gây bệnh bại liệt cũng ở khá gần so với chúng ta.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 281