Vì sao ăn thịt lại... ngon?

  •   2,97
  • 7.657

Con người mê ăn thịt từ... hơn 2 triệu năm trước đây. Katharine Milton, nhà nhân chủng học của Đại học California ở Berkeley, giải thích: bạn không thể đi mỗi ngày hàng chục dặm với cái bụng chứa đầy rau cỏ.

Tại sao con người thích ăn thịt

Vì sao ăn thịt lại... ngon?

Với hàm lượng protein cao, thịt giúp tạo cơ bắp và còn là nguồn cung cấp sodium, một ion quan trọng cho liên lạc giữa các tế bào và truyền tín hiệu qua hệ thần kinh. Thịt còn cung cấp chất béo để tạo ra kích thích tố cho các cơ phận. Với thời gian tiến hóa, cơ thể đã liên kết vị béo, chất protein và vị mặn của thịt vào giá trị dinh dưỡng cao. Từ đó mùi thịt nướng là không thể nào cưỡng lại được. Thịt còn có nhiều phân tử ribonucleotide phản ứng với axit amino glutamate trong thịt và nhiều thức ăn khác, kích thích lưỡi và tạo ra vị umami, còn được gọi là “vị ngon của thịt”, được một nhà khoa học Nhật Bản khám phá cách nay 100 năm.

Vì sao áo quần vẫn khô dù không có nắng?

Nước trong sợi vải thoát dưới dạng hơi, nhưng làm sao chuyện này có thể xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn 100C rất nhiều? Nhờ sự khác biệt giữa hai hiện tượng sôi và bốc hơi.

Vì sao ăn thịt lại... ngon?

Trong nước lỏng, các phân tử liên kết với nhau rất yếu. Khi đun nóng, nước được cung cấp năng lượng khiến nó chuyển động và tăng nhiệt độ. Đến 100C, khi lực đủ mạnh để bẻ gãy các liên kết yếu, nước rời bỏ dạng lỏng và hòa tan trong không khí - đó là hiện tượng sôi.

Dưới 100C, nước cũng dần biến thành hơi. Hiện tượng bốc hơi diễn ra trên bề mặt chất lỏng, nơi các phân tử liên kết yếu vì không có áp lực từ phía trên. Bởi thế dù ở 100 hay 200C, một vài phân tử nước vẫn tìm được đủ năng lượng để bay đi. Nhưng bí mật của hiện tượng bốc hơi trước tiên là gió. Gió đã đuổi hơi nước đi. Không có gió, các phân tử hơi nước vẫn bám vào vải, di chuyển, va chạm với không khí và một số quay trở lại lớp vải, dù sau một thời gian chúng cũng bay đi hết. Vì thế, dù không có nắng, áo quần vẫn có thể khô, miễn là có gió.

Tại sao không cảm thấy Trái đất quay?

Vì chúng ta không có... máy đo tốc độ. Trên xe hơi, nếu chạy thẳng với tốc độ đều, chỉ có cảnh vật chạy ngược chiều và chấn động giữa bánh xe với mặt đường báo cho biết bạn đang di chuyển, và khi thắng gấp bạn mới cảm thấy mình bị ném về phía trước. Cái mà chúng ta cảm thấy trong trường hợp đó chỉ là sự thay đổi tốc độhướng đi.

Vì sao ăn thịt lại... ngon?

Trái đất cũng thế. Đó là một cỗ xe khổng lồ, quay với tốc độ 107.000 km/giờ xung quanh Mặt trời. Và vì nó còn quay quanh chính mình nên phải cộng thêm 1.600 km/giờ nữa. Nhưng vì tốc độ không đổi nên bạn chẳng cảm thấy gì cả.

Tại sao? Vì quay là một chuyển động đổi hướng liên tục. Do kích thước quá bé nhỏ, con người chỉ nhìn thấy đường thẳng khi chạy xe trên một vòng tròn ảo có chu vi 40.100km của Trái đất. Nhưng vì sao không có gió thổi ngược lại như khi đi xe hơi? Vì không khí bao quanh cũng quay theo nữa.

Ở vùng cực người ta cân nặng hơn khi ở vùng xích đạo?

Khi ở hai địa cực, cân nặng bạn sẽ cao hơn. Nhưng đó chỉ là mập giả tạo. Vì dù bất kỳ ở đâu khối lượng của bạn vẫn không đổi. Cái thay đổi là trọng lượng, là sức hút Trái đất tác động lên bản thân bạn. Trọng lượng (P) và khối lượng (m) liên hệ trong hệ thức P = m.g, trong đó g là gia tốc trọng trường. Trị số g thay đổi tùy vị trí do Trái đất không tròn hẳn.

Ở xích đạo bán kính Trái đất dài hơn đến 21km. Khoảng cách giữa tâm Trái Đất và bản thân bạn gia tăng sẽ làm trị số g giảm khiến trọng lượng giảm theo. Thứ hai, khi ở xích đạo, bạn sẽ bị quay nhanh hơn ở hai địa cực. Trị số g ở đây là 9,78 m/s2 so với 9,83 m/s2 tại địa cực. Khi chế tạo cân người ta sử dụng trị số g trung bình của Trái đất là 9,81 m/s2.

Tại sao bong bóng bay lại... bay lên được?

Vì sao ăn thịt lại... ngon?

Cùng nguyên nhân làm tàu thủy nổi: sức đẩy Archimède. Trong khí quyển, sức đẩy Archimède là 1,2kg cho một mét khối. Có nghĩa là để đưa một người nặng 80kg lên không trung, cần phải có quả bóng 60,7m3. Đây là chưa tính trọng lượng quả bóng và khí bơm vào. Phải là các khí nhẹ, heli hoặc hydro chẳng hạn.

Có thể ngăn được động đất?

Có động đất là do áp lực gia tăng trong lòng Trái đất. Năng lượng được giải phóng đột ngột bởi sự di chuyển và va chạm mạnh giữa các mảng kiến tạo, tương đương với năng lượng hàng ngàn quả bom nguyên tử. Tâm chấn động, tức vùng áp lực cao, có thể nằm sâu hàng trăm kilômet dưới lòng đất và chạy dài hàng trăm kilômet. Hi vọng giới hạn cường độ động đất, bằng cách cho nổ ngăn ngừa trước khi các áp lực trở nên quá mạnh, vẫn còn là chuyện viển vông.

(Theo Tuổi Trẻ Online)
  • 2,97
  • 7.657