Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần khám phá "cơ chế hoạt động" và màu sắc của da rắn.
Thực tế, tất cả các loài động vật đều mọc da mới trong suốt cuộc đời của chúng. Quá trình này để thay thế da cũ, chữa lành vết thương và để con vật phát triển về kích thước. Hầu hết các loài động vật, bao gồm cả con người, vẫn luôn rụng những mảnh da chết nhỏ.
Một con rắn đang lột da. (Ảnh: Shutterstock).
Nhưng rắn lại khác, chúng phải làm tất cả cùng một lúc. Điều này là do da rắn không giống đa số loài động vật khác.
Da rắn gồm hai lớp chính: lớp mô mềm, nhiều màu sắc (mà các nhà khoa học gọi là "lớp bì") và lớp vảy cứng, có thể nhìn xuyên qua.
Lớp hạ bì chứa đầy các dây thần kinh, giúp cảm nhận mọi thứ chạm vào mình, cũng như các hạt nhỏ gọi là sắc tố, là thứ mang lại màu sắc cho da.
Vảy nằm trên lớp hạ bì mềm của rắn. Phần này cứng hơn nhiều so với da vì được cấu tạo từ "keratin" giống móng tay và tóc của con người.
Ở động vật có vú, như con người, chất sừng phát triển từ một điểm duy nhất và liên tục phát triển. Trong khi đó ở rắn, keratin phát triển khắp nơi và bị mắc kẹt trên lớp hạ bì mềm, bảo vệ nó như một tấm khiên mỏng.
Trong khi chất sừng ở vảy rắn và thằn lằn hầu như không thể nhìn xuyên qua, nó cũng chứa rất nhiều hạt nhỏ màu nâu sẫm màu đen gọi là "hắc tố", bảo vệ rắn khỏi tia nắng mặt trời có hại. Điều này có nghĩa là bản thân vảy chủ yếu là không màu hoặc đen nâu sẫm, tùy loài rắn.
Đôi khi, giống như đối với loài trăn Australia, lớp vảy bên ngoài có thể tỏa sáng 7 sắc cầu vồng khi ánh sáng chiếu vào ở góc thích hợp.
Về quá trình rắn lột da, đầu tiên, có một lớp vảy sừng mới phát triển bên dưới lớp cũ. Khi lớp mới phát triển xong, con rắn cọ xát cơ thể dọc theo đá, cây cỏ và những thứ thô ráp khác để làm bong lớp sừng cũ, thường là một mảnh đơn lẻ, sần sùi.
Bởi vì tất cả các sắc tố có màu sắc rực rỡ nằm trong lớp hạ bì mềm chứ không phải vảy, nên màu sắc chủ yếu nằm trên con rắn chứ không phải phần nó rụng đi.
Nhưng thông thường, có thể xuất hiện các sọc hoặc đốm đen màu nâu sẫm trên da lột ra, do có hắc tố trong vảy. Bên cạnh đó, một chút sắc tố melanin đôi khi làm cho lớp da bong tróc trông có màu đen, vì vậy không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấu được.