Vì sao đế chế Mông Cổ ít dân nhưng chiếm cả thế giới?

  •   3,86
  • 41.967

Mặc dù chỉ có khoảng 2 triệu dân vào giai đoạn đỉnh cao, đế chế Mông Cổ đã đánh bại các kẻ thù đông hơn, có nền văn hóa được coi là tiên tiến hơn để trở thành đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất trong lịch sử.

Trong lịch sử nhân loại, Mông Cổ được các sử gia coi là trường hợp hi hữu của một đế chế dân số ít, nằm ở ngoại vi của các nền văn minh lớn nhưng đã chinh phục được một phần rất lớn của thế giới.

Lịch sử đế chế Mông Cổ với cái tên Thiết Mộc Chân, vị thủ lĩnh nắm tước hiệu Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206. Dưới trướng Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ bắt đầu mở rộng lãnh thổ bằng cách thôn tính từng phần của lãnh thổ Trung Hoa.

Dân số chỉ có 2 triệu dân nhưng Mông Cổ có thể đánh bại các kẻ thù đông hơn.
Dân số chỉ có 2 triệu dân nhưng Mông Cổ có thể đánh bại các kẻ thù đông hơn.

Bước ngoặt lớn đến với đế chế Mông Cổ là khi các sứ giả của họ bị nhà cầm quyền của đế chế Khwarazmian (bao gồm Iran, Afghanistan, và Trung Á ngày nay) giết chết. Sự trả thù của Mông Cổ đã phá hủy hoàn toàn Trung Á, chấm dứt kỷ nguyên vàng của khu vực này.

Trong giai đoạn tiếp theo, người Mông Cổ đã chính phục được hầu hết Trung Đông, Đông Âu và Trung Hoa. Họ chỉ vấp phải một số thất bại được coi là nhỏ so với tầm vóc của toàn bộ đế chế, gồm các cuộc xâm lược không thành công ở Nhật Bản, Ai Cập và Đại Việt.

Mặc dù chỉ có khoảng 2 triệu dân vào giai đoạn đỉnh cao, Mông Cổ đã đánh bại các kẻ thù đông hơn, có nền văn hóa được coi là tiên tiến hơn để trở thành đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vì sao họ có thể làm được điều này?

Theo các sử gia, bất chấp dân số ít, người Mông Cổ vẫn có thể tung ra trận các đội quân lớn và cơ động bởi họ mang theo các đàn gia súc và duy trì năng lượng cho binh sĩ bằng thịt ngựa. Vì hạn chế về hậu cần, đối thủ của họ khó tung ra trận một đội quân tương xứng.

Dù rất tàn bạo trong các cuộc xâm chiếm, người Mông Cổ lại tỏ ra là những nhà cai trị sáng suốt và khoan dung ở những vùng đất họ chiếm được. Do vậy, họ có thể duy trì nền hòa bình trong thời gian dài ở vùng chiếm đóng, tạo cơ sở để tiếp tục tiến hành đánh chiếm các lãnh thổ mới.

Dù vậy về lâu dài, người Mông Cổ tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý đế chế quá lớn của mình. Và họ cũng không có một nền văn hóa đủ mạnh để tránh việc bị hòa nhập vào các nền văn hóa bản địa.

Cuối cùng, đế chế Mông Cổ đã bị chia tách thành bốn vương quốc, rồi sau đó mỗi vương quốc này lại bị tan rã hoặc chia nhỏ hơn, rồi dần dần biến mất trong lịch sử.

Cập nhật: 29/05/2020 Theokienthuc
  • 3,86
  • 41.967