Không ít người có thói quen khi đổi dùng 1 loại mực mới thường xóc rửa sạch ruột bút, rồi mới hút mực mới vào.
Làm vậy vì họ biết rằng: đổ lẫn 2 thứ mực khác nhau thường xảy ra tình trạng kết tủa.
Mực màu xanh bình thường đều dùng tananh dùng sunphát sắt và 1 thuốc nhuộm màu xanh để ra 1 dung dịch loãng. Trong dung dịch đó thường có những chất keo có hạt nhỏ mang điện tích, vì cùng 1 loại mực thì những điện tích của những chất keo có hạt nhỏ đó giống nhau. Đặc tính nếu giống nhau thì đẩy, khác nhau thì hút. Các hạt của các hạt nhỏ đẩy nhau, sẽ không có tình trạng kết tủa thành hạt lớn.
Khi ta trộn lẫn 2 loại mực khác nhau, nếu chúng sử dụng cùng 1 nguyên liệu thì không có việc gì xảy ra. Nhưng nếu dùng nguyên liệu khác nhau, các điện tích khác nhau thì các hạt nhỏ trong mực sẽ hút nhau; kết quả hạt sẽ to lên, cuối cùng lắng đọng xuống trong lọ mực sẽ xuất hiện cặn mực. Chẳng hạn mực xanh tinh khiết do thuốc nhuộm có tính axít điều chế ra nếu gặp phải thuốc nhuộm kiềm tính thì sẽ nhanh chóng kết tủa thành cục lớn. Không những làm tắc ngòi bút mà màu sắc của mực cũng bị phá huỷ. Mực đang có màu xanh nay trở nên rất nhạt, trông rất dại.
Biết rõ những nguyên nhân đó, bạn sẽ hiểu ra rằng 1 chiếc bút không thể dùng lẫn 2 thứ mực khác nhãn hiệu. Nếu mực hết muốn đổi sang dùng mực khác phải rửa sạch ruột bút mới hút mực khác vào để tránh kết tủa hoá học ảnh hưởng tới thời gian sử dụng bút.