Nghiên cứu mới cho thấy hai cánh tay ngắn của khủng long bạo chúa T-rex là một cách tiến hóa giúp chúng giảm rủi ro bị thương khi săn mồi.
T-rex có lẽ là loài khủng long nổi tiếng nhất, nhưng suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho một câu hỏi quan trọng về giải phẫu của sinh vật: tại sao hai cánh tay hay chi trước của nó lại ngắn như vậy?
Một con T. rex trưởng thành dài 13,7 m có thể có hộp sọ dài tới 1,5 m, nhưng cánh tay chỉ dài 90 cm. Điều đó giống như một người cao 1,8 m với cánh tay chỉ dài 12,7 cm.
Mô phỏng khủng long bạo chúa T-rex. (Ảnh: Warpaint)
Tổ tiên của T-rex được cho là có kích thước cơ thể nhỏ hơn, nhưng với hai chi trước lớn hơn. Điều đó cho thấy việc giảm kích thước cánh tay sau này hẳn phải có lý do nào đó. Các nghiên cứu trước đây nghi ngờ cánh tay ngắn giúp khủng long bạo chúa giữ con mồi tốt hơn và giao phối dễ dàng hơn, nhưng trong một báo mới trên tạp chí Acta Palaeontologia Polonica vào tuần trước, các nhà cổ sinh vật học từ Viện Đại học California–Berkeley (UC Berkeley) của Mỹ lại đưa ra một giả thuyết hoàn toàn khác.
Nhóm nghiên cứu tin rằng chi trước của T. rex co lại theo chiều dài để giảm rủi ro bị cắn cụt - một cách vô tình hoặc cố ý - bởi chính đồng loại của nó trong quá trình tấn công và xé xác con mồi.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều con khủng long bạo chúa trưởng thành tranh nhau một xác chết? Bạn sẽ có một loạt các hộp sọ khổng lồ, với hàm răng cực kỳ mạnh mẽ dễ dàng xé thịt và nghiền nát xương. Nếu T-rex cảm thấy đồng loại đứng quá gần để giành thức ăn, nó có thể cắn vào tay của đối phương để cảnh cáo. Vì vậy, việc giảm kích thước chi trước là một lợi ích trong trường hợp này, dù sao thì T-rex cũng không sử dụng chúng để săn mồi", Giáo sư Kevin Padian từ UC Berkeley, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Cú cắn của khủng long bạo chúa hoàn toàn có thể làm cụt tay đồng loại, dẫn đến nhiễm trùng, xuất huyết, sốc và cuối cùng là mất mạng.
Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, Padian cùng các cộng sự muốn phân tích thêm các hóa thạch khủng long bạo chúa để tìm kiếm những vết cắn gây ra bởi đồng loại của chúng.
"Bằng chứng về vết cắn trên hộp sọ và những bộ phận khác của xương được biết đến nhiều ở khủng long bạo chúa và các loài khủng long ăn thịt khác. Nếu T-rex có ít vết cắn ở chi trước hơn so với tổ tiên của nó, điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy việc giảm kích thước đã phát huy tác dụng", Padiana nói thêm.
Chân trước của Tyrannosaurus rex tuy rất nhỏ nhưng cũng là một bộ phận rất quan trọng.
Ngoài ra, hai chân trước của Tyrannosaurus rex cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cơ thể và duy trì sự ổn định, giúp chúng giữ thăng bằng và giúp chúng có thể đối phó với các chuyển động phức tạp khác nhau, chẳng hạn như xoay người, nhảy,...
Vì vậy, trong khi chân trước tí hon của Tyrannosaurus rex trông nhỏ bé, nhưng chúng thực sự là một bộ phận rất quan trọng giúp chúng duy trì sự ổn định, đối phó với các chuyển động phức tạp khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc đuổi theo con mồi.
Nhìn chung, Tyrannosaurus rex là một loài khủng long rất mạnh mẽ, hung dữ và thông minh, một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất thời bấy giờ. Mặc dù nó không phải là loài săn mồi hàng đầu duy nhất, nhưng cấu trúc cơ thể, trí thông minh và thói quen hung dữ đã khiến nó trở thành chúa tể của hệ sinh thái vào thời điểm đó.