Vì sao người La Mã cổ đại phát cuồng các trận đấu với sư tử?

  •   3,38
  • 1.451

Người La Mã cổ đại thích thú khi xem những trận đấu giữa võ sĩ giác đấu với động vật. Trong số này, họ phát cuồng với các trận đấu với sư tử, voi, gấu. Vì sao lại vậy?

Cách đây hàng ngàn năm, người La Mã cổ đại có một số thú vui đẫm máu và chết chóc. Đó là việc hàng ngàn người dân tới các đấu trường để xem các cuộc so tài của võ sĩ giác đấu.

Khán giả chứng kiến cảnh võ sĩ khuất phục sư tử, voi... thường la hét, cổ vũ cuồng nhiệt.
Khán giả chứng kiến cảnh võ sĩ khuất phục sư tử, voi... thường la hét, cổ vũ cuồng nhiệt.

Tại đấu trường, các võ sĩ giác đấu cao lớn, khỏe mạnh và lực lưỡng so tài với nhau. Đặc biệt, các trận đấu của các võ sĩ La Mã với các động vật to lớn, hung dữ như sư tử, voi, gấu, báo... càng khiến khán giả hào hứng và phấn khích khi theo dõi.

Không chỉ người dân, các quan chức, quý tộc và hoàng đế cũng tới đấu trường và xem những cuộc so tài nguy hiểm giữa người với "quái thú". Từ đây, nhiều người không khỏi tò mò vì sao người La Mã thời cổ đại thích trò chơi đẫm máu và tàn bạo này.

Theo các nhà nghiên cứu, khán giả tới đấu trường La Mã rất thích chứng kiến việc đổ máu. Đặc biệt, họ thích thú khi xem con người chiến đấu với những động vật hung dữ như sư tử, voi, gấu. Các đấu sĩ chiến đấu và tiêu diệt những con vật to lớn, hung dữ này thể hiện sức mạnh phi thường của con người. Vì vậy, khán giả chứng kiến cảnh võ sĩ khuất phục sư tử, voi, gấu trên đấu trường La Mã thường la hét, cổ vũ nồng nhiệt.

Khán giả tới đấu trường La Mã rất thích chứng kiến việc đổ máu.
Khán giả tới đấu trường La Mã rất thích chứng kiến việc đổ máu.

Do việc chiến đấu với các động vật vô cùng nguy hiểm nên đấu sĩ thường là những tội phạm bị kết án tử hình. Họ liều mình chiến đấu với thú dữ với hy vọng giành chiến thắng để có thể thoát được bản án.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mỗi tháng ở đấu trường La Mã cổ đại, khoảng vài nghìn con sư tử, voi, gấu bị các đấu sĩ tiêu diệt để mua vui cho khán giả.

Cập nhật: 29/06/2021 Theo kienthuc
  • 3,38
  • 1.451