Vì sao người tự kỷ không nhìn thấy toàn cảnh?

  •  
  • 1.036

"Một bức tranh đáng giá nghìn lời" có thể là câu nói tóm tắt về cách nhìn thế giới của người tự kỷ. Ảnh chụp não cho thấy họ quá tín nhiệm vào vùng vỏ não đỉnh - nơi phân tích hình ảnh - ngay cả khi giải nghĩa những câu nói chẳng hề mang tính hình ảnh chút nào.

 

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong khi giao tiếp
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong khi giao tiếp (Ảnh: queenrania)
Trong khi đó, ở người bình thường, vùng vỏ não đỉnh dường như chỉ hoạt động khi giải mã các câu nói có hàm chứa hình ảnh.

Kết quả này trùng hợp với những đồn đại rằng người tự kỷ gắn bó với các hình ảnh nhưng lại rất khó khăn trong việc hiểu từ và ngôn ngữ. Họ thường vượt trội trong việc ghi nhớ các chi tiết về hình ảnh, song lại bỏ sót bức tranh toàn cảnh và các ký tự đi kèm với nó.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Marcel Just từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, Pennsylvania (Mỹ) đã chụp ảnh não của các tình nguyện viên trong khi những người này giải mã một số câu bình luận xem chúng là đúng hay sai. Một vài câu bình chỉ cần phân tích ngôn ngữ là đủ, trong khi những câu khác có thể hiểu bằng cách xem hình ảnh mà chúng gợi nên.

Chẳng hạn, câu bình "con số 8, khi quay 90 độ, giống như một cặp kính mắt", cần đến cả việc giải nghĩa số học lẫn hình ảnh quay con số.

Kết quả là những người tự kỷ sử dụng vùng xử lý hình ảnh nhiều hơn hẳn những người khác, ngay cả khi câu bình chẳng hề gắn với hình ảnh gì.

Just cho rằng sự phụ thuộc quá mức vào vùng vỏ não đỉnh có thể ra đời nhằm đền bù cho những liên kết nghèo nàn trong não tới vùng vỏ não trước trán - nơi có nhiệm vụ hiểu ngôn ngữ. "Điều đó khiến cho việc hiểu ngôn ngữ phức tạp và hiểu ý định của người khác trở nên khó khăn hơn", ông nói.

T. An

Theo NewScientist, Vnexpress
  • 1.036