Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicago

  •   47
  • 6.739

Ngày 8 tháng 10 năm 1871 là một ngày chủ nhật, trên đường phố Chicago nước Mỹ, người dân vui chơi chen chúc đầy chật đường phố. Trời tối dần, bỗng một ngôi nhà ở Đông Bắc thành phố bốc cháy. Đội chữa cháy nghe tin, chưa kịp đem dụng cụ tới, thì đã nghe báo có đám cháy thứ hai. Nhà thờ Xanh Bauyn cách nơi xảy ra đám cháy thứ nhất hơn 3 km cũng bốc cháy. Họ vội chia một nửa số quân đi chữa cháy ở nhà thờ. Tiếp đó còi báo cháy khắp nơi vang lên. Đội chữa cháy chạy Đông chạy Tây, không biết nên chữa cháy chỗ nào cho được.

Lửa vũ trụ và vụ cháy bí ẩn ở Chicago

Chicago được mệnh danh là "Thành phố gió". Lửa mượn sức gió, càng cháy càng mạnh. Sau nửa tiếng đồng hồ từ khi đám cháy thứ nhất kêu cứu, cả thành phố chìm trong biển lửa. Không sức mạnh nào có thể chống lại được sự tiến công của thần lửa. Dân phố hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Trên đường phố, người chạy nháo nhào mong tìm được một nơi không có lửa để ẩn mình. Dân thường thì dựa vào đôi chân để chạy, kẻ giàu có cũng vứt bỏ xe ngựa, cưỡi lên mình con ngựa hoảng sợ, nhằm ngoại thành để "phá vây", trên đường đi lại giẫm đạp giày xéo lên bao nhiêu người.

Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicagô
Quang cảnh trước lúc cháy nhà cửa.

Hỏa hoạn xảy ra lúc còn sớm, mọi người còn chưa đi ngủ. Số người bị chết cháy và chết do ngựa giẫm đạp, người giày xéo lên nhau cũng lên tới hơn ngàn người. Ngoài ra còn mấy trăm người nữa ngã chết trên đường phố ngoại ô. Đám cháy kéo dài đến sáng ngày hôm sau (ngày 9 tháng 10). Vùng đông đúc trung tâm thành phố biến thành đống gạch vụn, 17.000 ngôi nhà bị cháy trụi. Theo báo cáo của ủy ban chữa cháy, tổn thất của cải của toàn thành phố lên tới 150 triệu đô-la (tương đương hơn 2 tỷ đô-la ngày nay), 125.000 người mất hết nhà cửa.

Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicagô

Ai đã gấy ra vụ hỏa hoạn này? Các báo đưa tin, có một con bò mẹ húc đổ chiếc đèn dầu hỏa, làm cháy chuồng bò, rồi đám cháy lan dần khắp thành phố. Người nói cứ nói, dân phố cứ tin cứ nghi.

Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicagô
Cảnh người dân chạy cháy

Mácchin đội trưởng chỉ huy chữa cháy tại hiện trường, đối với kết luận trên của nhà báo chỉ bĩu môi bịt mũi. Sau trận hỏa hoạn, ông ta điều tra và nói: "Khắp nơi lửa cháy, mà trận cháy này chỉ trong chớp nhoáng đã lan khắp thành phố. Bảo nó bắt đầu từ một nhà nào đó rồi lan ra một diện tích lớn - đó là đìều không thể xảy ra được... Nếu như không phải là một trận "lửa bay" thì không thể nào chỉ trong chốc lát lại thành một biển lửa?".

Những người chứng kiến thì nói một cách rõ ràng: "Dường như cả bầu trời bốc cháy. Những hòn đá nóng bỏng từ trên trời rơi xuống...". Mưa lửa rơi xuống từ trên đầu. Buổi tối cùng ngày, tại nhiều vùng Chicago, bang Michigân, bang Wisconsin, bang Nebraska, bang Kansas, bang Indiana, rất nhiều vùng rừng cây và đồng cỏ đều xảy ra hỏa hoạn. Làm sao lại có lửa kỳ lạ như vậy, từ đâu ra lửa ấy?.

Bên hồ, một giá sắt đỡ tàu của xưởng đóng tàu cũng bị đốt cháy đến chảy cả sắt dính queo với nhau, trong khi xung quanh đó không có công trình kiến trúc gì cả. Trong thành phố, một pho tượng đá hoa cương bị nung nóng chảy. Vậy nhiệt độ phải là bao nhiêu? Nhà gỗ cháy thì nhiệt độ chỉ lên đến vài trăm độ, không thể làm nóng chảy được sắt và đá.

Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicagô
Thành phố Chicago sau vụ cháy

Mấy trăm con người cố sức phá vòng vây lửa chạy ra ngoài thành phố để tìm lấy con đường sống, may cũng đến được đường cái ngoại ô, nhưng không hiểu sao họ đồng loạt ngã chết cùng nhau. Giám định thi thể của họ thì được biết, cái chết của họ lại không dính dáng gì đến lửa.

Tóm lại, không ai tin rằng, một con bò cái húc đổ cái đèn dầu mà lại dẫn đến thiêu hủy cả thành phố Chicago. Vậy ai là thủ phạm gây ra vụ cháy? Học giả Mỹ W.Ximôberin đã nghiên cứu rất nhiều vụ án thiên văn, đối chiếu quan hệ giữa khí quyển với hỏa hoạn, đi đến giả thiết "mưa sao băng đem lửa đến".

Sao chổi là một trong những nguồn tạo thành mưa sao băng. W.Bira, nhà thiên văn học Tiệp Khắc, năm 1826 từng phát hiện ra một sao chổi được đặt tên là "sao chổi Bira". Sao chổi Bira cứ 6,6 năm lại quay một vòng quanh Mặt Trời. Năm 1846, khi nó sạt qua Trái Đất, nhân sao chổi đã bị vỡ làm đôi. Năm 1852, sau khi nhân sao chổi bị vỡ làm đôi, hai phần đó đã cách xa nhau tới 2,4 triệu kilômét, sau đó không lâu thì mất tích.

Ngày 8 tháng 10 năm 1871 một trong số nhân sao chổi đó lại sạt qua Trái Đất, điểm sạt qua đúng vào nước Mỹ làm mưa sao băng rơi xuống, phần lớn bị ma sát cháy hết trong bầu khí quyển. Những vẩn thạch còn lại rơi xuống mặt đất, có nhiệt độ rất cao, đủ làm nóng chảy cả kim loại và đá. Thủ phạm vụ cháy ở Chicago, "lửa trời" đó đã thiêu hủy thành phố. Những đốm "lửa trời" vương vãi ra các bang xung quanh, cũng gây ra những đám cháy rừng và đồng cỏ. Những vẩn thạch đó mang theo xuống một lượng lớn điôxit cacbon và xyanôgien có thể hình thành những vùng "tiểu khí hậu" chết người, khiến người ta không cháy cũng chết. Mấy trăm người chạy ra được đến con đường trống trải ở ngoại ô, trùng hợp chui vào "vùng chết" đó.

Vụ hỏa hoạn lớn nhất lịch sử ở Chicagô
Những gì còn sót lại sau đêm đại học tại Chicago, Mỹ

Giả thuyết trên đây của Xuamôberin, tường thuật nghe có lý, bác bỏ hoàn toàn ý kiến bò cái húc đổ đèn dầu. Nhưng các nhà khoa học tôn trọng thực tế khách quan lại không cho là như vậy, bởi vì cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được chứng cứ gì để chứng thực cho giả thiết của Xiamôberin: thí dụ như những mảnh vẩn thạch rơi xuống thành phố Chicago lúc bấy giờ, những đất đai bị ô nhiễm bởi "lửa trởi", các mẫu cây cối... vẫn chưa tìm thấy vật chứng gì. Hơn nữa, sao chổi là vật thể khổng lồ không tồn tại, bầu khí quyển là tấm chắn tự bảo vệ của Trái Đất, dù cho vật chất sao chổi (nhân sao chổi) cũng không thể gây ra tai họa nếu gặp phải Trái Đất, bởi nó sẽ bị thiêu cháy hết trong bầu khí quyển, không thể còn vẩn thạch rơi xuống đất nữa. Nếu cá biệt còn vẩn thạch rơi xuống Trái Đất thì cũng không thể gây ra hỏa hoạn được do vẩn thạch ma sát trong khí quyển sinh ra nhiệt độ cao cũng chỉ ở bề mặt của nó, còn bên trong nó thì vẫn lạnh băng, đến được Trái Đất đâu có thể sinh ra lửa?

Hỏa hoạn ở Chicago đến nay vẫn là một bí mật của thế giới. Giả thiết "mưa sao băng đem lửa đến" của Ximôberin, dù không có chứng cứ, nhưng người ta cũng không đưa ra được chứng cứ gì bác bỏ nó. Trong cuộc những tranh luận về vấn đề này, các nhà khoa học rút ra được kết luận ít nhất là: cần phải cảnh giác với lửa từ ngoài vũ trụ, đề phòng cả mưa lửa sao băng có thể bất ngờ tập kích xuống Trái Đất.

H.T (theo Kính vạn lý)
  • 47
  • 6.739