Xác định được ngay cơ thể đang gặp vấn đề gì qua từng vị trí khi đau bụng

  •  
  • 2.230

Thông qua vị trí bụng mà bạn đang bị đau, chúng ta có thể xác định được phần nào bên trong cơ thể đang gặp vấn đề.

Bụng trên bên phải

Đau bụng trên bên phải

Phần bị ảnh hưởng: túi mật, gan.

  • Nếu cảm giác đau diễn ra theo từng cơn một cách đột ngột, dữ dội, đau lan ra vai phải và thường xuất hiện sau các bữa ăn nhiều chất béo thì có thể bạn đã bị sỏi mật.
  • Nếu cơn đau nhói hoặc chuột rút âm ỉ lan đến lưng và vai phải, kéo dài vài giờ thì khả năng bị viêm túi mật là rất cao.
  • Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói sau đó lại hết có thể là dấu hiệu của viêm gan.

Bụng trên ở giữa

Đau bụng trên ở giữa

Phần bị ảnh hưởng: tá tràng, ruột non, tuyến tuỵ.

  • Nếu bạn thường xuyên bị đau lan ra lưng, khi ăn nhiều chất béo thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, đó có thể là dấu hiệu của viêm tuỵ.
  • Cảm giác đau dữ dội ở vùng này kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy và sưng bụng thì có thể là vùng thượng vị của bạn đang gặp vấn đề.
  • Đau bụng trên ở giữa kèm theo cảm giác nóng ở ngực, ho, đau họng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi thường là biểu hiện của chứng ợ nóng hoặc khó tiêu.
  • Nếu cơn đau dữ dội giữa các bữa ăn và khi ăn vào lại thấy đỡ đau thì hãy cẩn thận với tình trạng loét tá tràng.

Bụng trên bên trái

Đau bụng trên bên trái

Phần bị ảnh hưởng: dạ dày.

  • Cảm giác đau dữ dội, dai dẳng kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày.
  • Cảm giác đau dữ dội hơn khi đói thì hãy cẩn thận với loét dạ dày.

Hai bên bụng

Đau hai bên bụng

Phần bị ảnh hưởng: thận, ruột già.

  • Nếu cơn đau lan toả ra phía lưng và còn kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, buồn nôn và tiêu chảy có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng thận.
  • Cảm giác đau kèm theo buồn nôn, nôn, sốt, điêu tiểu liên tục, có máu trong nước tiểu đang cảnh báo bạn về sỏi thận.
  • Đau có thể kèm theo đầy hơi, phân cứng và khô có thể là triệu chứng của táo bón.

Chính giữa bụng (vùng bụng trung tâm)

Đau chính giữa bụng (vùng bụng trung tâm)

Phần bị ảnh hưởng: ruột non, ruột già.

  • Đau bụng giữa và lại bị tiêu chảy, mệt mỏi, sốt và sút cân thì có thể bạn bị viêm ruột.
  • Đau vùng bụng này đi kèm nôn mửa, tiêu chảy, khó xì hơi hoặc đại tiện thì cẩn thận với tắc ruột non.

Bụng trái

Đau bụng trái

Phần bị ảnh hưởng: đại tràng.

  • Cảm giác đau liên tục kéo dài cùng với sốt, buồn nôn và nôn là triệu chứng của viêm đại tràng.

Bụng dưới bên phải

Đau bụng dưới biên phải

Phần bị ảnh hưởng: ruột thừa.

  • Đau ở vị trí này rất nguy hiểm và cảnh báo viêm ruột thừa, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bụng dưới giữa

Đau bụng dưới giữa

Phần bị ảnh hưởng: bàng quan, cơ quan sinh sản.

  • Cảm giác đau quặn ở vùng này, nóng rát khi đi tiểu và màu nước tiểu thay đổi cảnh báo bàng quang bị nhiễm trùng.
  • Cảm giác đau đột ngột xuất hiện kéo dài trong nhiều tháng cảnh báo có thể bạn đang gặp vấn đề với cơ quan sinh sản.

Bụng dưới bên trái

Đau bụng dưới bên trái

Phần bị ảnh hưởng: ruột già.

  • Đau bụng dưới bên trái đi kèm với chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

Phán đoán về tình trạng của bản thân trong từng cơn đau bụng sẽ giúp bạn có các biện pháp xử lý hợp lý nhất và kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Cập nhật: 27/12/2018 Theo helino
  • 2.230