Các nhà nghiên cứu đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT) vừa đề xuất một ý tưởng thu hút sự quan tâm của giới khoa học khi đưa ra ý tưởng xây dựng một “ngọn hải đăng ánh sáng” để thu hút sự chú ý trong vũ trụ.
Trong sứ mệnh đi tìm sự sống ngoài hành tinh, chúng ta không đơn độc trong vũ trụ rộng lớn, các dự án để đi tìm sự sống ngoài hành tinh vẫn đang được các nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu. Ý tưởng của các nhà nghiên cứu từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT) cũng không nằm ngoài sứ mệnh đó.
Ý tưởng này gây ấn tượng bởi nó đưa ra một phương pháp mới có thể giúp người ngoài hành tinh có thể biết đến chúng ta, thay vì chúng ta đi tìm họ, ở khoảng cách xa tới 20.000 năm ánh sáng.
Ý tưởng triển khai một “ngọn hải đăng ánh sáng” thu hút sự chú ý của người ngoài hành tinh của một nhóm tác giả đến từ MIT đang thu hút sự quan tâm của giới khoa học.
Trong một bài báo được xuất bản trên tờ Astrophysical Journal, nhóm nghiên cứu của MIT mô tả cách sử dụng một chùm laser có công suất từ 1 đến 2 Megawatt kết hợp với một kính thiên văn có kích thước 30 đến 45 mét để tạo ra một ngọn hải đăng đặc biệt. Với thiết kế này, bức xạ hồng ngoại từ hệ thống được cho sẽ đủ mạnh để một “loài thông minh” trong vũ trụ có thể phân biệt với ánh ánh sáng từ mặt trời.
"Khi họ đã phát hiện ra chúng ta, chúng ta có thể phát ra một thông điệp, với tốc độ dữ liệu khoảng vài trăm bit mỗi giây. Đây là một dự án đầy thách thức nhưng không có nghĩa là không thể. Công nghệ hiện tại của chúng ta có thể làm được điều này”, James Clark, tác giả của dự án, sinh viên tốt nghiệp tại Khoa Hàng không vũ trụ của MIT cho biết.
Tuy nhiên, ý tưởng dự án này cũng đang bắt gặp phải một số ý kiến phản biện vì dù nó không thể được nhìn bằng mắt thường nhưng có thể phát sinh một số rủi ro đối với các tàu vũ trụ hoặc làm ảnh hưởng tới thị lực của con người khi nhìn vào chùm ánh sáng phát ra.
Trước những ý kiến phản biện, James Clark cho biết, để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể xây dựng ở trên mặt trăng thay vì ở Trái đất.
Hiện tại, ý tưởng dự án này vẫn đang tiếp tục được đưa ra thảo luận. Nhóm tác giả từ MIT hi vọng nó sẽ được triển khai trong tương lai.