Vào khoảng giữa thế kỷ 19, một chủ trang trại ở Nebraska, Hoa Kỳ, đã tình cờ phát hiện ra một vật thể cứng như đá nhô lên khỏi mặt đất. Nó có kích thước tương đương với một thân cây cỡ vừa, nhưng lại có cấu trúc dạng xoắn ốc đều. Vào thời điểm đó, mọi người đã rất ngạc nhiên đối với vật thể này và coi nó như một cái vặn nút chai mọc lên khỏi mặt đất. Chẳng bao lâu sau, phát hiện kỳ lạ này đã gây được sự chú ý đối với nhà cổ sinh vật học Erwin H. Barbour, một tiến sĩ từ Đại học Nebraska. Ông luôn thích sưu tập tất cả các loại hóa thạch kỳ lạ. Trước đó, ông đã thu thập và xác lập các hóa thạch động vật có vú từ 23 đến 2,58 triệu năm trước, phần lớn có nguồn gốc từ Negene.
Khi đó, ông đến vùng đất của một chủ trang trại địa phương để khảo sát và tìm thấy một mẫu vật xoắn ốc dài khoảng 2,7 mét trên sông Niobrara. Nhìn lướt qua, Barbour phát hiện ra bên trong mẫu vật xoắn này lại là một đường ống chứa đầy cát, trong khi đó thành bên ngoài được làm từ một số vật liệu sợi trắng. Cấu trúc tuyệt đẹp và sự đối xứng hoàn hảo của mẫu vật này đã khiến Barbour tự hỏi liệu chúng có phải là hóa thạch hay không.
Cấu trúc xoắn ốc khổng lồ mà Barbour phát hiện ra.
Trong những ngày tiếp theo, Barbour phát hiện ra hàng chục cấu trúc xoắn ốc khổng lồ tương tự. Vì vậy, ông đã báo cáo về nó vào năm 1892 và đặt tên nó là Daimonelix, cũng có thể được dịch là "cái vặn nút chai của quỷ". Nhưng việc đặt tên cho những mẫu vật này là chưa đủ đối với ông. Cũng như mọi người đang suy đoán về chúng, Barbour cũng đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về chúng và tìm kiếm nhiều tài liệu và thông tin có liên quan, thế nhưng vẫn không có kết quả khả quan nào được tìm ra.
Bởi vậy Barbour quyết định tiến hành điều tra thực địa thêm một lần nữa là phát hiện ra rằng những mẫu vật này chứa rất nhiều đá sa thạch hạt mịn và có lẽ chúng có từ kỷ Miocen, với niên đại khoảng 23 triệu năm. Vào thời đại đó, địa điểm khám phá này có thể đã có một hồ nước ngọt khổng lồ.
Vì vậy, vào năm thứ hai sau khi Barber phát hiện ra chúng, ông đã đưa ra những suy đoán chính thức của mình, ông cho rằng những mẫu vật này là tàn tích của những bọt biển nước ngọt khổng lồ vì ông đã tìm thấy rất nhiều mô sợi thực vật trong cấu trúc xoắn ốc này.
Những mẫu vật này chứa rất nhiều đá sa thạch hạt mịn và có lẽ chúng có từ kỷ Miocen.
Có lẽ chính vì Barbour là người đầu tiên nghiên cứu về chúng nên lý thuyết phỏng đoán của ông đã nhanh chóng được mọi người chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học thời đó vẫn còn cảm thấy hoài nghi về kết quả này bởi trong quá trình nghiên cứu và phân tích, họ đã tình cờ phát hiện bên trong những mẫu vật hóa thạch này có xương của một loài gặm nhấm tiền sử.
Bởi theo giải thích của Barbour thì đây là hóa thạch của bọt biển nước ngọt khổng lồ thì làm sao lại có thể tồn tại xương động vật ở bên trong đó? Do đó, nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống người Mỹ Edward Drinker Cope đã bác bỏ lý thuyết của Barber và chỉ ra rằng những mẫu vật này có khả năng là khuôn hang của một loài gặm nhấm nguyên thủy còn chưa được biết tới.
Cũng trong năm đó, nhà cổ sinh vật học người Áo Theodor Fuchs cũng đưa ra kết luận tương tự như Edward Drinker Cope. Theo quan điểm của ông, những hóa thạch kỳ lạ này có thể là những ngôi nhà dưới lòng đất của một loại động vật gặm nhấm nào đó trong kỷ Miocen, và có thể liên quan đến chi Geomys.
Bên trong những mẫu vật hóa thạch này có xương của một loài gặm nhấm tiền sử.
Tuy nhiên, Barbour vẫn bảo vệ quan điểm của mình và tin rằng hình dạng xoắn ốc đều đó quá hoàn hảo để được tạo ra bởi "những sinh vật có lý trí nguyên thủy". Bởi vậy ông và Fuchs, hai bên bắt đầu tranh cãi không ngừng để bảo vệ quan điểm của mình, nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra được câu trả lời rõ ràng. Nhưng theo thời gian, hầu hết các nhà nghiên cứu đều có xu hướng cho rằng cấu trúc hóa thạch có khả năng là một lỗ hang của loài gặm nhấm. Cuối cùng, các nhà khoa học đã tìm thấy những vết xước từ bên trong của vòng xoắn và xác định rằng đó là những dấu vết của việc đào bới của loài gặm nhấm đối với những vùng đất ẩm.
Loài hải ly cổ đại này có kích thước tương đương với một con hải ly Bắc Mỹ hiện đại.
Về việc những mẫu vật này được tạo ra bởi loài động vật nào, các nhà khoa học đã mất vài năm để dày công nghiên cứu, và cuối cùng vào năm 1905, các nhà khoa học xác định rằng chúng là một loài gặm nhấm đã tuyệt chủng có họ hàng với loài hải ly hiện đại. Loài động vật này được đặt tên là Palaeocastor, có nghĩa là "hải ly cổ đại". Vẻ ngoài của chúng là sự kết hợp của một con chuột đất Geomys và loài hải ly Bắc Mỹ hiện đại và chúng chỉ sống ở khu vực ngày nay là Trung Tây Hoa Kỳ.
Loài hải ly cổ đại này có kích thước tương đương với một con hải ly Bắc Mỹ hiện đại. Chúng có đuôi ngắn, đôi tai nhỏ và đôi mắt giống như những con chuột túi. Điểm khác biệt là móng vuốt và răng cửa của chúng tương đối dài nên không sợ bị mòn trong quá trình đào hang.
Có thể xác định rằng nó là một loài hải ly đã tuyệt chủng vì răng cửa của nó rất khớp với các đường rãnh bên trong những mẫu vật. Điều này được phát hiện bởi giáo sư Larry D. Martin của Đại học Kansas, người đã kiểm tra hơn 1.000 hang động cổ hóa thạch vào những năm 1970.
Loài hải ly cổ đại này đã sử dụng những chiếc răng cửa dài để đào ra những cấu trúc vòng xoắn này bằng cách tự vặn mình thẳng xuống đất. Và những dấu móng vuốt có xu hướng lưu lại ở hai bên và đáy hang.
Đồng thời, các nhà địa chất cũng lật lại lý thuyết của Barbour về trầm tích hồ và xác định rằng trầm tích hạt mịn của nó được hình thành do tích tụ gió trong điều kiện khô hạn theo mùa. Điều này rất giống với các điều kiện khí hậu phổ biến ở phía tây Nebraska ngày nay.
Các nhà khoa học xác định rằng chúng là một loài gặm nhấm đã tuyệt chủng có họ hàng với loài hải ly hiện đại.
Nhưng tại sao loài hải ly này lại đào miệng hang dạng xoắn ốc thay vì đào thẳng xuống? Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc xây dựng một lối vào xoắn ốc cao và cuộn chặt như vậy trên đỉnh của hang động có thể có hai chức năng chính.
Một mặt, nó có thể giúp duy trì độ ẩm và kiểm soát nhiệt độ của hang động vật, và mặt khác, nó cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của các loài săn mồi khác. Bởi đối với hầu hết những kẻ săn mồi, chúng không biết làm cách nào để vào một cái hang có dạng cong xoắn ốc như vậy. Đồng thời, cấu trúc xoắn ốc cũng giúp hải ly đẩy đất đào lên dễ dàng hơn miệng hang thẳng và dốc.
Giống như nhiều loài động vật sống trong hang ngày nay, tổ của hải ly cổ đại rất hoành tráng và được chia làm nhiều khoang, có những khoang được sử dụng riêng để nuôi những con non và có những khoang hướng lên cao chỉ sử dụng với mục đích cho chúng đi ngủ mà không cần lo đến lũ lụt.
Ngoài ra còn có một số khoang được khai quật với bề ngang rất nhỏ, các nhà khoa học cho rằng đây là những nhà vệ sinh đặc biệt hay còn gọi là “bồn rửa” để lấy nước tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài hải ly này có lẽ là do hệ sinh thái trên Trái Đất chuyển từ khí hậu mưa sang nhiệt đới và khô cằn và những đồng cỏ chi phối mặt đất khiến chúng không kịp thích nghi.