Các nhà vật lý học thiên thể “cân” ngôi sao nặng nhất trong dải thiên hà

  •  
  • 2.616

Các mô hình lý thuyết về quá trình hình thành tinh tú đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của những ngôi sao cực lớn có thể đạt tới khối lượng gấp 150 lần mặt trời.

Tuy nhiên cho đến thời gian gần đây chưa có một nhà khoa học nào phát hiện ra ngôi sao có khối lượng lớn gấp mặt trời của chúng ta trên 83 lần. Hiện một nhóm các nhà vật lý học thiên thể do các nhà nghiên cứu thuộc đại học Université de Montréal, Trung tâm Centre de recherche en astrophysique du Québec (CRAQ) chỉ đạo đã phát hiện và “cân” được ngôi sao lớn nhất cho đến nay.

Olivier Schnurr, Jules Casoli và André-Nicolas Chené thuộc đại học Université de Montréal cùng với các giáo sư Anthony F. J. Moffat và Nicole St-Louis cuối cùng đã thành công trong việc “cân” được một ngôi sao theo hệ nhị phân với khối lượng lớn gấp 116 lần khối lượng của mặt trời, cùng với một người bạn đồng hành lớn hơn mặt trời 89 lần về khối lượng. Phát hiện này đã hai lần phá kỷ lục cũ đồng thời lần đầu tiên phá vỡ giới hạn khối lượng lớn hơn 100 khối lượng mặt trời. 

Các nhà vật lý học thiên thể cuối cùng đã thành công trong việc “cân” một ngôi sao theo hệ nhị phân với khối lượng lớn gấp khối lượng mặt trời là 116 lần. Nằm ở chòm sao khổng lồ NGC 3603, hệ thống tinh tú vĩ đại được biết đến với cái tên A1 có chu kỳ quay là 3,77 ngày. (Ảnh: CRAQ)

Nằm ở chòm sao cực lớn NGC 3603, hệ thống sao khổng lồ được biết đến với cái tên A1 có chu kỳ quay 3,77 ngày. Khối lượng được tính toán nhờ kết hợp các quan sát thực hiện với thiết bị SINFONI – máy ghi quang phổ được đặt trong kính viễn vọng cực lớn Very Large Telescope tại Tổ chức nghiên cứu thiên văn Châu Âu (ESO) ở bán cầu Nam, Chilê. Các bức ảnh hồng ngoại do kính viễn vọng Hubble chụp.

Các ngôi sao tạo nên hệ A1 lớn và sáng đến nỗi ánh sáng mà chúng truyền đi mang các đặc điểm mà chỉ có những ngôi sao Wolf-Rayet mới có được. Ngôi sao Wolf-Rayet là một ngôi sao nóng, rất lớn và đã biến đổi; nó bị mất khối lượng khá nhiều do một cơn gió sao mạnh (tương tự như gió mặt trời). Trong bối cảnh của nghiên cứu, một hệ nhị phân truyền tia X ở mức năng lượng hầu như không thấy được trong thiên hà của chúng ta cũng được phát hiện thấy ở NGC 3603 – A1.

Chú thích: NGC 3603 là một vùng HII khổng lồ thuộc chòm sao Carina, nằm trong cánh tay Carina của thiên hà xoắn ốc Milky Way cách mặt trời 20.000 năm ánh sáng. Frederick William Herschel đã phát hiện ra nó vào năm 1834. NGC 3603 có vùng tập trung ở trung tâm chứa gần 2.000 ngôi sao lớn và rất sáng.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 2.616