Chiến lược di chuyển của một tập thể

  •  
  • 212

Điều gì khác biệt giữa một nhóm người và một đàn cừu? Chẳng có khác biệt nào lớn giữa hai “đám đông” này cả, vì mỗi tập thể sẽ luôn luôn được điều hành bởi một vài “cá nhân” trong tập thể đó.

Con người trong một tập thể có vẻ không khác biệt gì nhiều so với những loài vật sống bầy đàn hay các loài chim di trú. Các nhà khoa học thuộc Đại học Leeds đã khẳng định như vậy sau khi thực hiện một chuỗi thí nghiệm độc đáo nhằm giải mã những bí ẩn xoay quanh lối sông bầy đàn. Theo họ, một số nhỏ khoảng 5% lượng cá thể trong đàn có khả năng “định hướng” cho cả đàn và 95% còn lại đều tuân theo mà không có bất kì phàn nàn nào.

(Ảnh minh họa: AP)Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã thả những chú chuột lang trong một căn phòng rộng lớn. Trong đàn một vài cá thể yêu cầu toàn đàn bắt đầu di chuyển. Các nhà khoa học nhận thấy sau một thời gian tất cả các đối tượng được theo dõi đều tự tổ chức lại và nghe theo lời của những con chuột “lãnh đạo” kia. Trong khi đó không có bất kì một dấu hiệu “giao tiếp” nào giữa chúng. Phần lớn các trường hợp, những người được hỏi thường không ý thức được việc mình đã bị chỉ dẫn.

Một số thí nghiệm khác cũng được thực hiện với nhiều đàn có số lượng cá thể và tỉ lệ những cá thể có khả năng lãnh đạo khác nhau. Các thí nghiệm chứng minh rằng số lượng cá thể trong đàn càng lớn thì chúng càng ít cần đến một động cơ phát động việc tự tổ chức trong đàn. Cũng như trong tập thể từ 200 người trở lên, chỉ có 5% số người nắm bắt tình hình là có đủ khả năng điều khiển cả tập thể trên. Các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu vị trí của các con chuột có khả năng lãnh đạo trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để xác định việc các con chuột này di chuyển có gây tác động khiến cả đàn đi theo hay không?

Một bản báo cáo chi tiết đã được công bố trên tờ Animal Behaviour. Phát hiện trên có thể phục vụ cho việc dự đoán tập tính hoạt động của các quần thể đồng thời phát triển các chiến lược “sơ tán” đám đông một cách nhanh chóng trước những thảm hoạ của “bà mẹ” tự nhiên trong tương lai.

Đức Thoại (Theo Sciences et avenir.com)
  • 212