Chứng bệnh ngủ kỳ lạ từng gieo rắc cơn ác mộng trên thế giới

  •  
  • 1.741

Từ năm 1915 đến 1926, có khoảng 5 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh ngủ kỳ lạ này. Những nạn nhân dần mất cảm giác, không thể vận động, nói chuyện và có cuộc sống như những "pho tượng".

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I, môi trường bị ảnh hưởng, ô nhiễm, tạo điều kiện cho nhiều loài vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Từ khắp nơi trên thế giới, những người lính ra trận và trở về, mang theo những mầm mống bệnh lạ. Đây là thời kỳ mà tiêu chảy, sốt rét tràn lan như cháy rừng. Bệnh cúm Tây Ban Nha cũng phát triển, tạo nên đại dịch chết chóc, cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người từ năm 1918 đến năm 1919.

Tuy nhiên, vào năm 1916, một người lính vô danh trở về nhà từ trận đánh Verdun, Pháp. Anh ta mang theo một căn bệnh lạ mà dù có được gia đình đưa đi khám bác sĩ từ khắp nước Áo cho tới Pháp cũng không biết là bệnh gì. Căn bệnh lạ mà anh ta mang theo có triệu chứng gì?

Những bệnh nhân mắc chứng bệnh ngủ triền miên.
Những bệnh nhân mắc chứng bệnh ngủ triền miên.

Anh ta ngủ gần như cả ngày và cơ thể gần như tê liệt. Mà không chỉ mình anh ta, sau đó có khoảng 60 người lính nữa với triệu chứng tương tự. Bao nỗ lực họ đánh thức đều vô ích.

Phần lớn các bệnh nhân đều chết vì tê liệt hệ thống hô hấp. Chuyên gia về thần kinh Von Economo người Áo đã từng thử cắt não của một bệnh nhân qua đời ra để nghiên cứu căn bệnh này. Trong hầu hết não bộ của bệnh nhân, ông nhận thấy vùng dưới đồi của họ đều sưng lên. Đây là khu vực não kiểm soát việc ngủ của con người. Sau đó, Von Economo đã công bố nghiên cứu về căn bệnh mới này và người ta gọi nó là "chứng viêm não Von Economo".

Sau khi xuất hiện tại Áo, chứng bệnh lạ này cũng lan dần tới London và New York. Càng xuất hiện tại nhiều nơi, những triệu chứng của nó cũng ngày càng lạ lùng: nhiều người cảm thấy mệt mỏi dù họ chẳng làm gì khác, một số khác còn bị ảo giác thay vì chỉ buồn ngủ. Thị trưởng thành phố New York William O’Dwyer thời đó cho biết vợ ông cũng mắc phải căn bệnh này.

Từ năm 1915 đến 1926, có khoảng 5 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh kỳ lạ này.
Từ năm 1915 đến 1926, có khoảng 5 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh kỳ lạ này.

Đến năm 1929, số lượng người bị bệnh này xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành một "câu lạc bộ những người hay ngủ". Từ năm 1915 đến 1926, có khoảng 5 triệu người trên thế giới mắc căn bệnh kỳ lạ này. Trong số các bệnh nhân, có khoảng 1/3 hồi phục dù không rõ lý do, 1/3 sẽ chết còn số còn lại sẽ mắc các triệu chứng bệnh giống như người mắc Parkinson. Họ gần như cứ nằm một chỗ cả thập kỷ.

Những bệnh nhân của căn bệnh kỳ lạ này
Những bệnh nhân của căn bệnh kỳ lạ này.

Câu chuyện còn kỳ quặc hơn khi một số người tưởng chừng như đã khỏi thì vài năm sau lại phát bệnh trở lại, xuất hiện các triệu chứng giống Parkinson. Một số người lên cơn co giật trước khi cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt hoàn toàn. Họ nhận thức được môi trường xung quanh nhưng không thể nào cử động. Nhiều phương thức điều trị đã được đưa ra nhưng đều vô ích. Dù nhiều phương pháp có hiệu quả ban đầu nhưng chỉ một thời gian sau đó, bệnh lại đâu vào đấy, bệnh nhân lại không thể cử động và cứ thế chìm vào giấc ngủ.

Nạn nhân cuối cùng sống sót, Philip Leather, bị mắc bệnh từ năm 7 tuổi và suốt 70 năm sau, ông giống như một "bức tượng sống". Người đàn ông qua đời vào năm 2003.

Chân dung cụ ông Philip Leather.
Chân dung cụ ông Philip Leather.

Đến tận bây giờ, người ta vẫn không thể biết nguyên nhân chính xác của triệu chứng bệnh kỳ lạ này là gì. Tuy nhiên, căn bệnh này giờ cũng không còn xuất hiện quá nhiều và gần như đã bị quên lãng hoàn toàn.

Cập nhật: 18/01/2018 Theo helino
  • 1.741