Phát minh Robot mới với làn da nhân tạo có khả năng phát triển giao tiếp với con người

  •  
  • 941

Một dự án mới chính thức được tiến hành vào ngày mùng 1 tháng 5 trên một chú robot với làn da nhân tạo, chú rôbot này nằm trong dự án thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trường Đại học Hertfordshire nhằm mục đích sử dụng trong công việc nghiên cứu cách thức làm thế nào robot có thể giúp trẻ em học cách giao tiếp xã hội.

Giáo sư Kerstin Dautnhanh và đồng nghiệp của bà tại trường đại học Khoa học công nghệ trực thuộc côngxoocxiom châu Âu đang làm việc cho dự án nghiên cứu da Robot 3 năm để rồi phát triển một chú robot hoàn thiện với da và cảm nhận tinh tế từ da.

Theo như các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên phát hiện này đã được sử dụng trong thực tế với trẻ em tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu sẽ làm việc trên Kaspar, một chú robot có hình dáng giống một đứa bé được phát minh bởi một nhóm nhà nghiên cứu tại trường đại học. Chú robot này hiện đang được giáo sư Ben Robins và đồng nghiệp của ông sử dụng để khuyến khích việc giao tiếp bằng cảm nhận qua da với trẻ em tự kỷ. Họ sẽ phủ lên Kaspar một lớp da của robot và giáo sư Daniel Polani sẽ phát triển các công nghệ cảm nhận mới giúp robot có được phản xạ trả lời từ những vùng da trên cơ thể nó. Mục tiêu là để chú robot có thể trả lời các trường hợp khác nhau trong khi chơi với trẻ em giúp trẻ phát triển các khả năng giao tiếp khi chơi (ví dụ không quá gây gổ hiểu chiến) khi chúng chơi với robot và những người khác. 

 

Kaspar. (Thực hiện: ĐH Hertfordshire)


Những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp các vấn đề về xúc giác, với cả trường hợp khi chúng chạm vào người khác hoặc ngược lại,” giáo sư Kerstin Dautenhn nói. “Ý kiến cho rằng để đặt da robot lên trên như là một cơ quan xúc giác là vô cùng quan trọng trong việc phát triển giao tiếp xã hội và các cảm nhận tinh tế khác sẽ cho phép robot phát hiện ra các loại cảm giác khác nhau và sau đó kích thích hoặc hạn chế sự tiếp xúc trở lại.” 

Da robot được phát minh bởi giáo sư Giogio Cannata thuộc trường đại học Genova (Italy). Các tổ chức cộng tác khác bao gồm: Đại học Genova, Ecole Polytechnique Federale Lausanne, Viện nghiên cứu Công nghệ, Đại học Wales tại Newport và Đại học Cagliari.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 941