Các nhà khoa học của cơ quan nghiên cứu Disney (Mỹ) đã tìm được cách cho phép con người "cảm giác" được bề mặt của các vật thể hiển thị trên màn hình chạm.
>>> Microsoft đã bắt đầu cung cấp màn hình cảm ứng cho mọi mặt phẳng
Công nghệ mới hoạt động theo hướng gửi các xung động nhẹ đến bề mặt, để người dùng "cảm" được những chỗ lồi, lõm, gờ và các cạnh của một vật thể.
"Cảm" được hóa thạch qua màn hình - (Ảnh: Disney Research)
Các rung động này đánh lừa những ngón tay khiến chúng tin rằng đang chạm lên một bề mặt có thật, BBC dẫn lời các nhà nghiên cứu Disney.
Thuật toán tạo ra chuyển động rung có thể được bổ sung dễ dàng vào các màn hình chạm hiện tại.
Là công trình của tiến sĩ Ali Israr và các đồng sự tại phòng thí nghiệm của Disney ở Pittsburgh, kỹ thuật rung được tái tạo khi một đầu ngón tay lướt qua một điểm lồi trên thực tế.
“Não của chúng ta cảm thấy khối lồi 3D trên một bề mặt nhờ vào thông tin nhận được thông qua tình trạng da tay bị kéo căng”, theo Ivan Poupyrev, đứng đầu nhóm nghiên cứu tương tác tại Pittsburgh.
Để đánh lừa bộ não rằng ngón tay đang chạm vào một vật thể thật chứ không phải chỉ là hình ảnh, các xung động được gửi lên màn hình một cách giả tạo bằng cách kéo giãn lớp da ở đầu ngón tay trong quá trình chạm.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển được thuật toán có thể "thể hiện" bề mặt của nhiều vật thể khác nhau, từ quả táo, dứa, sứa đến hóa thạch giáp xác đã tuyệt chủng và cả đồi núi lẫn thung lũng trên một bản đồ.