Khí ozone gây ô nhiễm khi ở mặt đất

  •  
  • 5.801

Ozone (O3) tự nhiên có mặt trên độ cao bảo vệ chúng ta chống lại các tia tử ngoại độc hại, nhưng khi chất khí này ở mặt đất (còn gọi là ozone tầng đối lưu hay ozone xấu) thì nó sẽ trở thành một chất gây ô nhiễm.

Đây là một chất độc đối với các sinh vật sống và là một chất gây hiệu ứng nhà kính khi ở lớp trên của tầng đối lưu.

Sự ô nhiễm ozone ở mặt đất cũng là kết quả một cơ chế tương đối phức tạp, vì chất khí này không phải do con người trực tiếp tạo ra mà được hình thành từ tác động của các tia bức xạ mặt trời và các chất gây ô nhiễm khác như dioxide ni-tơ thải ra từ khói xe và các thành phần hữu cơ bay hơi.

Những thiệt hại do khí ozone gây ra ở lá cây

Những thiệt hại do khí ozone gây ra ở lá cây (Ảnh: omafra.gov.on.ca)

Các nhà nghiên cứu khẳng định trên tạp chí Nature rằng, đến năm 2100, hàm lượng ozone sẽ đủ cao để gây tác động rõ rệt đối với sự phát triển của cây trồng, hạn chế khả năng hấp thu dioxide carbone (CO2) của chúng trong khí quyển.

Trên khắp toàn cầu có nhiều khu vực chất thải công nghiệp đã làm tăng cao hàm lượng ozone ở mặt đất. Tuy nhiên, giữa hai chất khí CO2 và O3 có một sự cân bằng phức tạp: dioxide carbone với hàm lượng cao có thể giảm tác động độc hại của khí ozone bằng cách làm đóng các lỗ thở trên lá cây, giảm sự hấp thu của thực vật. Nhưng điều này sẽ khiến cây không còn giữ vai trò bơm khí CO2.

Do đo, khí ozone ở mặt đất còn góp phần làm gia tăng hiện tượng khí hậu nóng dần hơn so với khí ozone ở tầng đối lưu gây hiệu ứng nhà kính.

V.S

Theo Science & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 5.801