Phát hiện 2 biến thể gene mới gây ung thư da ác tính

  •  
  • 467

Các nhà khoa học quốc tế do Viện Nghiên cứu Y học Queensland của Úc (QIMR) dẫn đầu vừa phát hiện ra 2 biến thể gene mới làm tăng nguy cơ ung thư da khối u ác tính.

>>> Đột phá gene mở ra cuộc cách mạng điều trị ung thư

Các biến thể này được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu ADN của hơn 2.000 người dân Úc bị khối u ác tính và hơn 4.000 người không có khối u ác tính.

Nghiên cứu cho thấy nếu một bệnh nhân có biến thể thì nguy cơ phát triển thành ung thư da của họ tăng lên 13 %.

Dẫn đầu nhóm QIMR nhà nghiên cứu Stuart MacGregor nói rằng, việc tìm kiếm hai biến thể di truyền này sẽ giúp tăng khả năng dự đoán những người có nguy cơ mắc căn bệnh có thể gây chết người này.

Những người có biến thể gene mới này có nguy cơ mắc ung thư da tăng lên 13%
Những người có biến thể gene mới này có nguy cơ mắc ung thư da tăng lên 13%

“Phát hiện mới này giúp chẩn đoán sớm về sự phát hiện khối u ác tính để có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Xác định các biến thể là một bước quan trọng trong việc xác định chính xác các nguy cơ gây bệnh. Điều này có nghĩa là mọi người sẽ được thông báo trước và có thể tiến hành các biện pháp phòng ngừa để tránh căn bệnh ung thư ngày càng phổ biến này”, MacGregor nói.

MacGregor cho biết, không giống như 18 biến thể khác đã được biết đến, hai biến thể di truyền mới không biểu hiện ra bên ngoài đơn giản như là việc thay đổi sắc tố da hay các nốt ruồi.

“Một biến thể xuất hiện trong quá trình làm biến đổi DNA dưới tác động bức xạ của tia cực tím (UV), còn một biến thể khác có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành khối u”, MacGregor cho biết.

Khối u ác tính là một trong các loại ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến nhiều người trẻ tuổi ở Úc. Nó cũng là nguy cơ đe dọa nhiều nhất đối với ung thư da.

Việc khám phá thêm về cơ sở di truyền của các khối u ác tính có thể giúp các nhà y khoa chẩn đoán và điều trị khối u ác tinh trong tương lai. Tất nhiên quá trình phòng bệnh vẫn là điều tốt nhất.

Theo Đất Việt
  • 467