(khoahoc.tv) - Cảnh khốn cùng thời thơ ấu và stress mãn tính có thể dẫn đến các rối loạn cảm xúc khi trưởng thành, theo một nghiên cứu được trình bày trực tuyến trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy gánh nặng stress của việc lớn lên trong nghèo khổ có thể là một cơ chế cơ sở giải thích cho mối liên quan giữa nghèo khổ khi còn thơ ấu và tình trạng hoạt động của não khi trưởng thành”, tiến sỹ K. Luan Phan, giáo sư tâm thần học tại trường đại học Illinois, trường Y Chicago và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại UIC, trường đại học Cornell, trường đại học Michigan và trường đại học Denver.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, các đối tượng kiểm tra nếu gia đình có thu nhập thấp hơn khi trẻ 9 tuổi, khi trường thành đã biểu hiện hoạt động mạnh hơn trong vùng hạch hạnh nhân (amygdala), một khu vực trong não được biết đến với vai trò về sự sợ hãi và các cảm xúc tiêu cực khác. Những cá nhân này có hoạt động ít hơn ở vùng não trước trán, một khu vực trong não được biết là để điều chỉnh cảm xúc tiêu cực.
Hạch hạnh nhân và hội chứng rối loạn vỏ não trước trán là có liên quan với các rối loạn tâm trạng bao gồm trầm cảm, lo âu, gây xung đột và lạm dụng các chất, theo các tác giả của nghiên cứu cho biết.
Phan bổ sung thêm, chúng ta đã biết rõ về các tác động tiêu cực của sự nghèo khổ có thể gây ra “một lớp các yếu tố rủi ro tăng cường” đối với trẻ em để phát triển các vấn đề về thể chất và tâm lý khi trưởng thành. Nhưng người ta chưa biết rõ tác động của sự nghèo khổ trong thời thơ ấu có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của não như thế nào, đặc biệt là trong việc điều khiển cảm xúc. Khả năng thay đổi các cảm xúc tiêu cực có thể giúp bảo vệ chống lại các hậu quả về thể chất và tâm lý của stress cấp tính và mãn tính, ông nói.
Nghiên cứu đã kiểm tra các mối liên quan giữa thời thơ ấu nghèo khổ lúc đứa trẻ 9 tuổi, tiếp xúc với những người stress mãn tính trong suốt thời thơ ấu, và hoạt động của não bộ trong vùng quy định cảm xúc khi 24 tuổi.
49 người tham gia là một phần của một nghiên cứu dài hạn về sự ngèo khổ thời thơ ấu. Dữ liệu về thu nhập của gia đình, tiếp xúc với những yếu tố gây stress, các phản ứng stress thuộc tâm lý, sự phát triển cảm xúc xã hội và sự tương tác giữa đứa trẻ và bố mẹ của chúng đã được thu thập. Có khoảng một nửa số người tham gia đến từ các gia đình có thu nhập thấp.
Sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hoạt động não của các đối tượng tham gia nghiên cứu khi họ thực hiện một nhiệm vụ điều khiển cảm xúc. Các đối tượng đã được yêu cầu thử để kìm nén các cảm xúc tiêu cực trong khi xem các bức ảnh, sử dụng một chiến lược sao chép nhận thức.
“Điều này phục vụ như là một chỉ số về hành vi – não của một khả năng thường ngày của một cá nhân để đối phó với stress và các cảm xúc tiêu cực khi họ đương đầu với chúng”, Phan cho biết.
Có lẽ kết quả quan trọng nhất của kết quả nghiên cứu, đó là nghiên cứu cho thấy tổng các stress từ thời thơ ấu cho tới thời thanh niên – như sự chật chội, ồn ào, và các yếu tố stress thuộc xã hội như bất ổn về gia đình, bạo lực hoặc sự chia rẽ trong gia đình – đã xác định mối liên hệ giữa sự nghèo khổ thời thơ ấu và chức năng não vùng trán trong quá trình điều khiển cảm xúc.
Đồng tác giả của nghiên cứu gồm Pilyoung Kim từ trường đại học Denver, Gary Evans từ trường đại học Cornell và các nhà khoa học Michael Angstadt, Shaun Ho, Chandra Sripada, James Swain và Israell Liberzon từ trường đại học Michigan.
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia National Institutes of Health (RC2MD004767), tổ chức W.T. Grant Foundation và một số tổ chức khác.