Giải đúng câu đố này trong 5s, bạn đã giỏi hơn 50% sinh viên Harvard

  •   4,79
  • 21.361

Bộ 3 câu đố tưởng dễ như ăn kẹo, nhưng hóa ra có tới quá nửa số sinh viên tại các trường ĐH hàng đầu thế giới trả lời sai.

Thực tế đã chứng minh rằng không nhất thiết phải là những câu đố phức tạp mới là khó. Đôi khi, những câu đố nhìn rất đơn giản, dễ giải, nhưng chúng ta vẫn cứ giải sai, ví dụ như câu đố dưới đây.

Không tin sao? Hãy thử giải câu đố này trong 5s nhé.

Mua cái chày và quả bóng tốn tổng cộng 1,1 USD. Giá tiền của cái chày lớn hơn quả bóng là 1 USD. Hỏi quả bóng bao nhiêu tiền?

Bạn mất bao nhiêu lâu để giải bài toán này?
Bạn mất bao nhiêu lâu để giải bài toán này?

Bằng bao nhiêu trả lời nhanh?

5

4

3

2

1
Giải ra chưa? Đáp án là 0,1 USD đúng không?

Xin lỗi sai rồi nha. Đáp án chính xác là 0,05 USD.

Đặt bút tính nào:

Giả sử quả bóng tốn X đô, vậy cái chày tốn X + 1 đô. Tổng tiền của bóng và chày là X + (X+1) = 1,1; Vậy ta có X = 0,05 đô.

Tuy nhiên nếu bạn làm sai thì cũng đừng buồn, vì câu hỏi này đã làm bó tay 50% số sinh viên được hỏi tại ĐH Harvard - một trong những ngôi trường thuộc top đầu thế thế giới.

Đây là câu hỏi đầu tiên trong bài kiểm tra phản ứng nhận thức (Cognitive reflection test) gồm 3 câu hỏi do giáo sư Shane Frederick từ ĐH Yale (Mỹ) đưa ra từ năm 2005. Theo khảo sát trên 3.428 người, có tới 33% trả lời sai cả 3 câu hỏi. Thậm chí, có tới 83% trả lời sai ít nhất một câu.

Nhưng chưa hết đâu, riêng câu hỏi đầu tiên ở trên thôi đã làm bó tay 50% số sinh viên trường Harvard rồi. Ngoài ra đối với sinh viên trường MIT (cũng là một trong những trường ĐH top đầu thế giới) cũng chỉ 48% trả lời đúng hết, nghĩa là quá nửa đã trả lời sai.

Vậy tại sao câu hỏi dễ như thế này lại có thể đánh lừa cả những sinh viên thuộc các trường ĐH hàng đầu thế giới?

Theo giáo sư Frederick, não bộ của chúng ta có hai hệ thống suy nghĩ. Một hệ thống cho phép chúng ta suy nghĩ rất nhanh, đưa ra quyết định có phần bản năng; hệ thống còn lại hoạt động chậm hơn, dựa nhiều vào kỹ năng phân tích và sự cố gắng.

Trong khi đó, những câu hỏi này được thiết kế nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của não bộ nên chúng rất dễ đọc. Khi tiếp nhận những thông tin dễ đọc, não bộ của chúng ta luôn hoạt động theo hệ thống đầu tiên: suy nghĩ nhanh và bản năng. Chính vì thế, hầu hết mọi người đều trả lời sai.

Ngoài ra, Frederick cho biết chúng ta có thể cải thiện, giảm thiểu sự nhầm lẫn của não bộ bằng cách buộc não suy nghĩ theo hệ thống hai.

Trong một nghiên cứu khác, những câu hỏi trong bài được viết dưới dạng font chữ khó đọc hơn, lập tức kết quả thay đổi rõ rệt.

Với font chữ khó đọc hơn, số lượng những người trả lời đúng tăng lên tới gần 70%.
Với font chữ khó đọc hơn, số lượng những người trả lời đúng tăng lên tới gần 70%.

Nguyên do là bởi khi buộc phải đọc chậm, não bộ theo đó cũng tự động phân tích các thông tin, giúp chúng đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Và bây giờ, hãy thử đến với 2 câu hỏi khác nhé! Nếu bạn trả lời đúng trong vòng 5s, bạn đã vượt mặt quá nửa số sinh viên thuộc 2 trường ĐH hàng đầu thế giới là Harvard và MIT rồi.

1. 5 cái máy mất 5 phút để làm ra 5 thiết bị. Hỏi 100 cái máy làm ra 100 thiết bị trong bao lâu?

2. Trong một hồ nước có 1 đám bèo. Mỗi ngày, kích thước đám bèo tăng lên gấp đôi. Trong 48 ngày, bèo phủ kín mặt hồ. Hỏi mất bao lâu để bèo phủ được 1/2 mặt hồ?

*Giờ thì hãy suy nghĩ một chút trước khi xem đáp án nhé.

Đáp án:

1. 5 cái máy làm ra 5 sản phẩm trong 5 phút, vậy 100 cái máy làm ra 100 sản phẩm trong 100 phút?

Thời gian để 1 cái máy làm ra 1 sản phẩm vẫn là 5 phút, và 100 cái máy thì cũng chỉ mất 5 phút mà thôi.

2. Mất 48 ngày để đám tảo phủ kín mặt hồ, vậy phải chăng mất 24 ngày để phủ kín một nửa?

Nhưng rất tiếc, mỗi ngày tảo phát triển gấp đôi. Đến ngày thứ 48, tảo phủ kín mặt hồ, thì ngày thứ 47 số tảo phải được một nửa mặt hồ.

Cập nhật: 20/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,79
  • 21.361