Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã WWF, trong một thập kỷ qua đã có tới hơn 1.000 loài mới được ghi nhận tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong ở Đông Nam Á, như rắn lục, rết rồng đỏ...
> Tìm thấy hơn 1.000 loài mới
Trong số những loài mới phát hiện tại Tiểu vùng sông Mekong có 22 loài rắn, gồm rắn lục Trimeresurus gumprechti. Rết rồng (Desmoxytes purpurosea) được các nhà khoa học phát hiện năm 2007 tại Thái Lan. Theo giới nghiên cứu, màu đỏ của loài này là lời cảnh báo đối với những đối thủ muốn ăn thịt chúng. Rết rồng có những tuyến có thể tạo ra chất độc xyanua (cyanide) để tự vệ. Chuột đá Lào (Laonastes aenigmamus) được tìm thấy tại một chợ bán thực phẩm ở Lào. Điều đáng chú ý là các nhà khoa học nhận định, đây là loài sống sót duy nhất của một bộ gặm nhấm cổ đại được cho là tuyệt chủng từ 11 triệu năm trước. Nhện độc khổng lồ Heteropoda tìm thấy trong các cánh rừng ở miền bắc và miền trung Lào. Loài nhện hoạt động về đêm này rình rập con mồi từ các bụi cây hoặc bụi tre trên độ cao cách mặt đất khoảng 2 đến 4 mét.. Ếch cây Chiromantis samkosensis tìm thấy tại Campuchia. Chúng có một số đặc tính không giống với các loài ếch Chiromantis châu Á khác, như có máu màu xanh và xương màu ngọc lam. Tắc kè Gekko scientiadventura nằm trong số nhiều loài mới phát hiện tại Tiểu vùng sông Mekong, khu vực gồm 6 nước là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Đồng bằng châu thổ sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam nhìn từ vũ trụ với 9 cửa sông đổ ra biển, mang theo lượng phù sa khổng lồ nhuộm vàng cả một đoạn bờ biển. Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á và dài thứ 12 trên thế giới. Ảnh: Time. |