Trái đất qua lăng kính phi hành gia

  •  
  • 1.845

Reid Wiseman, một trong ba thành viên của đoàn nghiên cứu mới được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ghi lại những hình ảnh Trái Đất nhìn từ không gian và hình ảnh các phi hành gia khi ở trong môi trường không trọng lực.

Trái đất qua lăng kính phi hành gia
Reid Wiseman là một kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Chuyến bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS của Wiseman khởi hành cuối tháng 5, bắt đầu hành trình nghiên cứu 6 tháng trong không gian.

Trái đất qua lăng kính phi hành gia
Tàu vũ trụ Nga mang theo các phi hành gia kết nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 30/5. Họ là Reid Wiseman của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Alexander Gerst của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Max Surayev, người Nga.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Wiseman từng là một phi công của Hải quân Mỹ trong khoảng 10 năm, phục vụ trong các hoạt động triển khai tại Iraq và Afghanistan.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Năm 2009, Wiseman được lựa chọn tham gia chương trình ứng viên phi hành gia của NASA từ 5/2011 và được đưa lên ISS tháng 5/2014. Trong tuần đầu tiên ở ISS, anh đã ghi lại những hình ảnh bên trong trạm nghiên cứu và Trái Đất. Trong ảnh là một món đồ chơi trôi nổi không gian được Wiseman chụp lại.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Bức ảnh được nhà nghiên cứu của NASA chụp từ con tàu vũ trụ Soyuz với lời mô phỏng: "Tôi không thể ngưng nhìn ra bên ngoài".

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Trên ISS, Wiseman sẽ đóng vai trò là một kỹ sư bay. Anh được kỳ vọng sẽ thực hiện hai bước đi ngoài không gian trong thời gian 6 tháng tại đây. Với việc duy trì sức khỏe tốt trong 6 tháng, Wiseman có thể sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác, hiện sinh sống ở Trái Đất và có niềm đam mê với vũ trụ giống như anh.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Thành phố Perth, Australia, với những lớp mây dày bao phủ vào lúc hoàng hôn, qua góc máy của Wiseman.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Trái đất nhìn từ ISS.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Alexander Gerst của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) trôi nổi trong môi trường không trọng lực.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Vẻ đẹp đầy sức sống của Papua New Guinea.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Ánh sáng được chuyển đổi thành điện năng qua những tấm pin mặt trời, cung cấp điện năng cho các hoạt động trên ISS.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Trái Đất nhìn từ ISS khi trạm vũ trụ này tiến gần đến Australia vào ban đêm.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Thủ đô Capetown và gần như toàn bộ Nam Phi.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Phía bắc của Chile.

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia
Một phần Nam Mỹ.

Theo Vnexpress
  • 1.845