Khủng long T. rex là sát thủ thực sự

  •   3,36
  • 5.613

Một nghiên cứu mới cho thấy khủng long Tyrannosaurus rex phải nhờ vào chiếc mũi nhanh nhạy để phát hiện nạn nhân cũng như hạ gục con mồi sống vào ban đêm.

Một số nhà khoa học trước đây đã từng coi T. rex là loài ăn xác thối chứ không phải sát thủ thực sự do chúng có nhiều đặc điểm khác nhau trong đó bao gồm khứu giác cực nhạy. Trong nghiên cứu mới phân tích dữ liệu từ rất nhiều loài khủng long ăn thịt cũng như động vật ăn thịt còn tồn tại như cá sấu Mỹ, khủng long T. rex có vẻ như là kẻ săn mồi thực thụ, chúng hạ gục cả những con mồi là các loài khủng long khác.

Để có được thông tin này, nhà cổ sinh vật học Darla Zelenitsky thuộc Đại học Calgary tại Alberta (Canada) cùng các cộng sự đã nghiên cứu tầm quan trọng của khứu giác đối với các loài khủng long ăn thịt họ theropod, dựa trên kích cỡ hành khứu giác của chúng cũng như vùng não có liên quan đến chức năng khứu giác. Não khủng long mặc dù không được gìn giữ nhưng ấn tượng về vùng não để lại trên xương hộp sọ hay khoảng không gian mà bộ não nắm giữ trong hộp sọ đã tiết lộ kích cỡ cũng như hình dạng của các bộ phận khác nhau trên não. 

Trong trận chiến sinh tồn, khủng long T. rex không chỉ đáng sợ bởi những chiếc răng khủng khiếp hay kích cỡ cơ thể khổng lồ. Hành khứu giác siêu bự của nó cũng giúp kẻ bạo chúa đánh hơi thấy con mồi dù là ngày hay đêm. (Ảnh: Courtesy of Royal Tyrrell Museum)

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quét x quang điện toán và các mẫu trưng bày trong bảo tàng hay các mấu trong hộp sọ để có được thông tin về tính đa dạng của họ theropod (trong đó bao gồm chim ăn thịt và các loài khủng long giống đà điểu), chim cổ đại Archaeopteryx và cá sấu Mỹ.

Trong khi loài khủng long tyrannosaurs, bao gồm cả khủng long T. rex, và khủng long Velociraptor với biệt danh “chim săn mồi tốc độ” có hành khứu giác lớn nhất tương ứng với kích cỡ bộ não và khối lượng cơ thể, loài có khả năng khứu giác kém nhất xét theo kích cỡ hành khứu giác là khủng long oviraptor và khủng long ornithomimid giống đà điểu.

Zelenitsky cho biết: “Có lẽ chúng kém khứu giác, điều này có thể ngụ ý chúng có chế độ ăn của loài ăn cỏ hoặc ăn tạp”. Zelenitsky thêm rằng các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy khủng long oviraptorid và ornithomimid có thể là loài ăn cỏ hoặc ăn tạp.

Hành khứu giác “quá khổ” cũng chứng minh khủng long T. rex và các loài họ hàng của nó, ví dụ như khủng long Gorgosaurus libratus, có lông vũ đều nhờ vào khứu giác nhạy bén để tìm con mồi ban đêm hoặc tìm con mồi ở những lãnh thổ rộng lớn. 

Ảnh quét hộp sọ khủng long ăn thịt ornithomimid hiện thị hành khứu giác (màu đỏ) và trán (màu xanh lục). (Ảnh: Courtesy of Yoshitsugu Kobayashi)

Zelenitsky cho biết: “Hành khứu giác lớn cũng có ở các loài chim và động vật có vú hiện đại dựa vào khứu giác để tìm kiếm thức ăn, các loài động vật săn mồi ban đềm hay những loài sinh sống trên các địa bàn rộng lớn cũng mang đặc điểm này. Mặc dù chúa tể của loài khủng long ăn thịt không ăn xác chết, chúng có thể đã sử dụng khứu giác ban đêm hoặc để định hướng trong các lãnh thổ rộng lớn nhằm tìm kiếm nạn nhân kế tiếp”.

Loài chim Archaeopteryx đã tuyệt chủng, được cho là đã tiến hóa từ khủng long ăn thịt bé nhỏ, có kích cỡ hành khứu giác tương đương với hầu hết khủng long theropod. Phần lớn các loài chim ngày nay đều có thị giác sắc bén nhưng lại thiếu hụt khứu giác. Từ đó cho thấy mùi trở nên kém quan trọng hơn ở một số giai đoạn nhất định trong lịch sử phát triển cổ đại của loài chim.

Nghiên cứu được công bố chi tiết trên số ra hiện thời tờ Proceedings of the Royal Society B.

Trà Mi (Theo LiveScience)
  • 3,36
  • 5.613