Tập tính ăn da mẹ ở loài không chân

  •  
  • 1.149

Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng con non ăn da của mẹ chúng không chỉ tồn tại ở một loài duy nhất, hơn nữa lại có lịch sử lâu đời ít nhất khoảng 100 triệu năm.

Hiện tượng ăn da mẹ lần đầu tiên phát hiện ở loài lưỡng cư giống giun có tên Bou­len­ge­ru­la tai­ta­nus. Hiện nay các nhà khoa học công bố trường hợp thứ hai ở một loài tương tự - loài Syph­o­nops an­nu­la­tus. 

Hai loài nói trên thuộc họ không chân có quan hệ xa xôi với nhau. Chúng đều là thành viên loài lưỡng cư nhiệt đới trông giống giun đất nhưng lại mang đặc điểm của động vật có xương sống như có hàm và răng.

Tập tính ăn kì lạ này có tên der­matophagy, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là ăn da.

Con Syphonops annula­tus in trên báo xuất bản năm 1849 của tác giả Charles Orbigny.

Theo lời các nhà nghiên cứu trên một bài báo cáo đăng tải trực tuyến ngày 11 tháng 5 tờ Biology Letters, đây là “một hình thức đầu tư kì lạ mà cha mẹ dành cho con cái”. Họ thêm rằng ở cả hai loài tập tính này đã hình thành lâu đời đến nỗi mà da của con mẹ và răng của con non đã được chuyên biệt hóa để thực hiện hiệu quả.

Đối với những con cái nuôi con, lớp da của nó biến thành mô giàu chất béo cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào rất tốt cho sự phát triển của con non. Theo Mark Wilkinson thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên London cùng cộng sự, con non dùng những cái răng chuyên biệt hóa của nó để lột và ăn lớp da bên ngoài.

Những điểm tương đồng trong tập tính ăn da của các loài cho thấy nó đã xuất hiện ở tổ tiên tiến hóa chung của chúng. Tổ tiên của các loài này có lẽ sống vào khoảng 100 triệu năm trước đây. Con số ước lượng dựa trên các nghiên cứu về tính đa dạng hóa các loài lưỡng cư và dựa trên sự phân cắt lục địa giữa châu Phi và Nam Mĩ nơi phát hiện hai loài không chân ăn da. Các nghiên cứu trước đó được đăng tải trên số ra ngày 13 tháng 6 năm 2006 tờ Nature.

Wilkinson cùng các cộng sự đưa ra ý kiến rằng khám phá mới đây cho thấy tập tính ăn da mẹ có lẽ rất phổ biến ở các loài không chân có quan hệ với nhau.

Trà Mi (Theo World Science)
  • 1.149