Giải mã cơ chế chống trượt của bàn chân tắc kè

  •  
  • 2.515

Các chuyên gia thuộc Đại học Akron (Mỹ) cho biết họ vừa giải mã bí ẩn xung quanh cách thức tắc kè bám chắc vào lá và thân cây ngay cả khi chúng bị ướt – một phát hiện có thể giúp tạo ra loại keo dính sử dụng được trong môi trường nước.

Giải mã cơ chế chống trượt của bàn chân tắc kè

Trong nghiên cứu hồi năm ngoái, các chuyên gia phát hiện tắc kè không có khả năng bám vào bề mặt kính bị ướt – điều thúc giục họ tìm hiểu làm thế nào loài vật này có thể leo và bám trên các cành và lá cây ướt trong trong môi trường tự nhiên.

Ở nghiên cứu mới, các chuyên gia đã tiến hành quan sát khả năng đeo bám của 6 con tắc kè, bằng cách đặt chúng trên các bề mặt khác nhau với mức độ thấm nước khác nhau. Kết quả là trên bề mặt kính, khả năng bám víu của tắc kè bị hạn chế nhưng trên một tấm nhựa trong suốt hoặc nhựa thông dụng, các ngón chân của tắc kè tạo ra các túi khí giữ cho chân chúng luôn khô ráo và duy trì khả năng bám vào bề mặt.

Theo lý giải của các chuyên gia, đó là vì bề mặt của hai loại nhựa nói trên có đặc tính tương tự với bề mặt của lá cây mà tắc kè hay bám vào để di chuyển trong môi trường tự nhiên của chúng.

Theo Tiến sĩ Stark, dữ liệu từ nghiên cứu này có thể giúp các chuyên gia tạo ra các loại keo hoặc băng dính dùng được trên những bề mặt ẩm ướt, chẳng hạn như băng cá nhân chống thấm nước.

Theo Báo Tin Tức
  • 2.515