Lá cờ do Apollo 11 cắm trên Mặt Trăng hiện giờ có còn tồn tại?

  •   4,52
  • 16.146

Vào ngày 10/7/1969, phi thuyền không gian Apollo 11 đã hạ cánh xuống Mặt Trăng. Ngay sau đó vào lúc 10 giờ 56 phút (EST), phi hành gia Neil Armstrong đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên một thiên thể ngoài không gian với câu nói "đó là một bước chân nhỏ của một con người, nhưng là một bước nhảy vọt của nhân loại". Không lâu sau đó, phi hành gia Buzz Aldrin đã gia nhập cùng với Armstrong đặt chân xuống Mặt Trăng. Cả 2 người đã dành 2 tiếng rưỡi tiếp theo để khám phá, chụp ảnh và thu thập mẫu vật trên bề mặt Mặt Trăng.

Trước khi trở về Trái Đất, phi thuyền Apollo đã để lại một bằng chứng của họ trên Mặt Trăng. Ngoài những dấu chân của các phi hành gia và một số món đồ bỏ lại, các phi hành gia cũng đã để lại một lá cờ Mỹ làm bằng nylon có kích thước 0,91 x 1,5 mét cắm tại một điểm cực của Mặt Trăng. Và dĩ nhiên sau đó, NASA đã thực hiện nhiều sứ mạng khác trên Mặt Trăng nhằm phục vụ công tác thăm dò, nghiên cứu. Vậy lá cờ hiện nay ra sau? Nó vẫn còn đứng ở đó? Lá cờ có còn tồn tại hơn nửa thế kỷ trên Mặt Trăng?

Lá cơ mà phi hành gia Mỹ cắm trên Mặt trăng.
Lá cơ mà phi hành gia Mỹ cắm trên Mặt trăng.

Theo lời kể của phi hành gia Aldrin, sau khi hoàn tất sứ mạng trên Mặt Trăng, phi thuyền Apollo 11 bắt đầu cất cánh trở về Trái Đất và ông đã nhìn thấy lá cờ bị thổi tung bởi luồng hơi từ tên lửa đẩy của phi thuyền không gian. Ngoài ra, các phi hành gia còn cho rằng lá cờ sẽ ít có cơ hội tồn tại ở môi trường khắc nghiệt của Mặt Trăng. Với sự mài mòn của bụi Mặt Trăng, tia cực tím trực tiếp từ Mặt Trời sẽ nhanh chóng khiến lá cờ nhanh chóng bị tẩy trắng và tan rã trong không gian.

Trên thực tế, chưa bao giờ các nhà khoa học hy vọng lá cờ sẽ tồn tại bền bỉ trong thời gian dài. Lá cờ đã được mua từ công ty sản xuất cờ Annin tại New Jersey với cái giá 5,55 đô la (tương đương với khoảng 35 đô la ngày nay). Annin là hãng sản xuất cờ được thành lập từ năm 1847 và họ cũng là công ty sản xuất cờ lâu đời nhất tại Mỹ. Những lá cờ được làm chủ yếu từ nylon thường được thiết kế để tồn tại không tới nhiều thâp kỷ và đặt biệt trong những môi trường khắc nghiệt trên Mặt Trăng. Hồi năm 2008, Dennis Lacarrubba, một nhân viên tại Annin cho rằng ông tin rằng lá cờ sẽ chẳng còn lại gì ngoài một đống tro tàn.

Ba phi hành gia đổ bộ lên Mặt trăng.
Ba phi hành gia đổ bộ lên Mặt trăng.

Trong 5 sứ mạng trên Mặt Trăng sau đó, Apollo 12, 14, 15, 16 và 17 có mức độ công bố thông tin ít hơn và cũng không có đề cập tới lá cờ. Cuối cùng là sứ mạng Appllo 17 được phóng lên vào ngày 7/12/1972, cũng là lần cuối cùng con người đi bộ lên Mặt Trăng. Phi hành gia Eugene Cernan và nhà địa chất học Harrison Schmitt dự định sẽ đặt một lá cờ Mỹ lên Mặt Trăng. Tuy nhiên sau đó Cernan chỉ đưa ra một câu nói nước đôi rằng nếu ông đặt thêm một lá cờ lên Mặt Trăng, nó sẽ tồn tại ít nhất là 1 triệu năm. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng xác thực cho việc đặt thêm cờ của sứ mạng Apollo 17.

Kể từ năm 1972, không có một người nào khác đặt chân lên Mặt Trăng, tuy nhiên, đã có rất nhiều vệ tinh được phóng lên bởi các quốc gia trên thế giới. Các vệ tinh này hoạt động trên quỹ đạo quanh Mặt Trăng và liên tục ghi lại những hình ảnh. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, những hình ảnh chụp lại cũng ngày càng sắc nét hơn và bề mặt Mặt Trăng đã được quan sát từ Trái Đất với độ phân giải cao hơn rất nhiều.

Vị trí cắm lá cờ trên Mặt trăng.
Vị trí cắm lá cờ trên Mặt trăng.

Vào năm 2012, camera trên vệ tinh thăm dò quỹ đạo Mặt Trăng (Lunar Reconnaissance Orbiter Camera - LROC) đã truyền ghi lại những hình ảnh với độ phân giải cao của bề mặt Mặt Trăng. Đó là những bức ảnh đã được chụp lại trong suốt 3 năm kể từ khi LROC được phóng lên vào năm 2009. Các hình ảnh được LROC gởi về Trái Đất vào năm 2012 đã xác nhận rằng không chỉ lá cờ của Apollo phóng lên vẫn còn tồn tại mà thậm chí còn đứng ở điểm cực trên Mặt Trăng.

Bằng cách quan sát ảnh chụp tại nhiều điểm khác nhau trên Mặt Trăng trong mỗi ngày, khảo sát sự chuyển động của bóng, các nhà khoa học đã xác nhận được hình dạng và hình thức của lá cờ dựa trên bóng của nó. Nói cách khác, lá cờ vẫn còn tồn tại trên Mặt Trăng. Ngoài lá cờ, các vật dụng của phi hành gia như balo, túi dưỡng khí và những trang thiết bị từ Trái Đất cũng được LROC ghi lại. Trong tương lai, khi công nghệ hình ảnh phát triển tiến bộ hơn, các nhà khoa học sẽ sớm đưa ra được hình ảnh chân thực nhất từ Mặt Trăng cũng như thực trạng của nó thay vì chỉ dựa vào chuyển động của bóng như hiện nay.

Một số thông tin thú vị

  • Buzz Aldrin là người đầu tiên ăn trên trên Mặt Trăng. Ngoài ra, ông cũng chính là người đầu tiên tiểu trên Mặt Trăng.
  • Người ta ước tính có khoảng 200 tấn rác thải không gian trên Mặt Trăng do con người để lại. Những thứ rác thải này bao gồm từ các máy dò công nghệ cao đến những chiếc túi do các phia hành gia bỏ lại, bên trong chứa nước tiểu, chất thải của họ. Ngoài ra còn có 3 dàn phản xạ laser ngược do Apollo 11, 14 và 15 để lại. Đây là các thiết bị giúp tính toán được khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất với độ chính xác cao tại bất cứ thời điểm nào.
  • Ngoài lá cờ ra, các phi hành gia Apollo 11 đã để lại Mặt Trăng còn để lại một kỷ vật là mảnh vỡ còn sót lại sau sứ mạng Apollo đầu tiên. Trong sứ mạnh Apollo đầu tiên, một bài test được thực hiện 1 tháng trước khi chính thức bay. Khi đang ở quỹ đạo thấp của Trái Đất, khoang chính của môđun điều khiển đột nhiên xuất hiện một đám cháy và cả 3 người trong phi hành đoàn đều thiệt mạng. Sau đó NASA đã đình chỉ thực hiện sứ mạng trong 20 tháng và yêu cầu điều tra nguyên nhân của sự cố. Cuối cùng, ngọn lửa được kết luận là do sự sai sót nghiêm trọng trong thiết kế của các môđun.
Cập nhật: 16/10/2018 Theo Tinh Tế
  • 4,52
  • 16.146