Khi Trái đất nằm ở nửa bên kia của Dải Ngân hà, khủng long vẫn đang thống trị mặt đất và bầu trời

  •   52
  • 3.925

Video mới do nhà khoa học NASA, Jessie Christiansen sẽ khiến bạn dễ hình dung hơn khoảng thời gian con người sống trên Trái đất ngắn ra sao.

Bằng việc theo dõi chuyển động của Hệ Mặt Trời trong Dải Ngân hà, nhà khoa học Jessie Christiansen đang công tác tại NASA cho chúng ta biết “vương quốc khủng long” đã thống trị Trái Đất bao lâu, và khi so với thời đại của con người, ta mới thấy thời gian ta “nắm quyền cai trị” ngắn ra sao.

Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, chúng ta quay quanh Mặt Trời, và quả cầu lửa vĩ đại kia (cũng như toàn Hệ Mặt Trời) quay quanh trung tâm của thiên hà; Mặt Trời hoàn thành một vòng quanh trong khoảng 250 triệu năm. Đoạn video ngắn của Christiansen cho thấy rằng khi Hệ Mặt Trời của chúng ta ở vị trí này năm xưa, Kỷ Triat (khởi điểm ở 251,9 triệu năm trước, kéo dài 50,6 triệu năm) đang đạt điểm cực thịnh, và tiền thân của khủng long vừa mới xuất hiện.

Vì hóa thạch không bảo quản được lông, ta không thể loại bỏ khả năng khủng long trong như thế này

Nhà nghiên cứu Christiansen nảy ra ý tưởng này khi cô đang tham gia một buổi tiệc ngắm sao tại Viện khoa học California. Những người đến tham dự sự kiện ngạc nhiên vô cùng khi biết rằng lúc Hệ Mặt Trời nằm ở bờ bên kia của Dải Ngân hà, khủng long đang rảo bước trên mặt đất. Những ánh mắt ngạc nhiên, bày tỏ sự hứng thú trước sự thật của lịch sử đã khiến cô Christiansen bắt tay vào làm video.

Đó là thời điểm tôi nhận ra những mốc thời gian - khảo cổ, niên đại hóa thạch và mốc thời gian thiên văn học - đều khớp với nhau”, cô Christiansen nói với Business Insider. “Rồi tôi nghĩ tới việc vẽ nên biểu đồ cho thấy các bước tiến hóa của khủng long dựa trên vận động của thiên hà”.


Timeline vị trí của Trái Đất trong Dải Ngân hà và thời điểm các loài khủng long xuất hiện.

Cô Christiansen kể rằng cô đã dùng Powerpoint và 4 giờ đồng hồ để làm được video trên. Bên cạnh đó, cô cũng phải đính chính vài điều: Pleisiosaur không phải khủng long, và Hệ Mặt Trời bay hết một vòng quanh Dải Ngân hà mỗi 250 triệu năm, không phải 200 triệu năm như trong video đã nêu.

Video trên cũng đã giản lược rất nhiều chi tiết liên quan tới vận động của thiên thể trong thiên hà và của bản thân thiên hà. Nhiều ngôi sao, hệ sao cũng di chuyển, với tốc độ khác chúng ta và với quỹ đạo của riêng mình. Những thiên thể nằm gần tâm thiên hà bay với tốc độ nhanh hơn. Đó là còn chưa kể thiên hà của ta cũng chuyển động trong Vũ trụ bao la, đang ngày một gần hơn với “người” hàng xóm Andromeda.

Đoạn video của tôi khiến bạn tưởng rằng ta đã lại quay lại địa điểm của 250 triệu năm trước, nhưng thực tế, toàn bộ thiên hà đã di chuyển được một quãng rất xa rồi”, cô Christiansen nói. “Ta di chuyển thành vòng xoáy xuyên qua Vũ trụ thì đúng hơn”.

Không biết khi Hệ Mặt Trời hoàn thành một vòng quay nữa quanh trung tâm Dải Ngân hà, Trái Đất sẽ ra sao nhỉ?

Cập nhật: 12/11/2019 Theo Trí Thức Trẻ
  • 52
  • 3.925